Trồng măng tây ở Phú Yên

Trồng măng tây ở Phú Yên mang lại giá trị kinh tế cao

Trồng măng tây mang lại giá trị kinh tế cao nên hiện nay loại cây này đang được trồng trên nhiều vùng miền của cả nước, trong đó có Phú Yên. Trồng măng tây ở Phú Yên là hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, lựa chọn cây trồng có giá trị cao đưa vào sản xuất, gieo trồng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.

1. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Phú Yên phù hợp trồng măng tây

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.

Nhiệt độ trung bình hằng năm 26.5 °C; tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 19- 21°C, tháng nóng nhất thường vào tháng 5 nhiệt độ trung bình 33.9- 35.6°C; lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 – 1.700mm thích hợp trồng  nhiều loại cây lương thực, thực phẩm như: lúa, bắp, đậu, rau, dưa, bầu, bí, khoai, sắn, mía,…

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Phú Yên phù hợp trồng măng tây

Với mức nền nhiệt này măng tây có thể sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là khi được chăm sóc đúng kỹ thuật, che chắn cẩn thận khi gieo trồng.

Tuy nhiên, Phú Yên cũng hay xảy ra bão lũ, thường là từ tháng 9 đến tháng 12 nên khi trồng măng tây cần xây dựng hệ thống mương rạch thoát nước tốt, tránh ngập úng khi trời mưa. Đồng thời cũng cần lên liếp, làm luống cao khi gieo trồng tránh úng ngập gây thối hỏng rễ.

Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Có 8 nhóm đất chính: Đất cát và cồn cát biển, Đất phù sa, Đất mặn phèn, Đất Xám trên đá Granit, Đất đen, Đất đỏ vàng, Đất mùn vàng đỏ trên núi, Đất thung lũng dốc tụ. Măng tây phù hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp giàu hữu cơ, thoát nước tốt như đất cát đỏ, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất pha cát với tỉ lệ cát chiếm 30% – 60%, đất đồi núi tơi xốp không có đá ngầm…

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Phú Yên phù hợp trồng măng tây

Không trồng măng tây trên đất phèn, ngập úng… Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm dưới mặt đất tự nhiên thì phải tôn cao đáy liếp đất trồng cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm khoảng 30 – 50 cm, tránh tình trạng rễ cây măng bị nhiễm phèn.

Bên cạnh đó cần thường xuyên cải tạo, bón phân xanh, phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma hoặc phân trùn quế, phân vi sinh bổ sung dưỡng chất cho đất kết hợp làm cỏ và phun thuốc diệt mầm cỏ, nấm hại, sâu bệnh.

Nếu bạn cần mua cây giống măng tây chất lượng cao, mời tham khảo: Cây giống măng tây xanh nhập khẩu, kháng bệnh tốt.

2. Trồng măng tây giúp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cải thiện thu nhập

Bên cạnh những cây lương thực thực phẩm quen thuộc như: lúa, bắp, đậu, rau, dưa, khoai, sắn… việc đưa cây măng tây vào gieo trồng tại Phú Yên đã góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh. Lựa chọn cây trồng có giá trị cao đưa vào sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Phú Yên phù hợp trồng măng tây

Những ruộng đất cát thịt chỉ trồng được bắp, đậu đã được phủ xanh bởi những vườn măng tây trải dài, xanh tốt, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt cây măng tây còn cho thu hoạch trong nhiều năm (thường là 5 – 7 năm), thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng rồi nghỉ một tháng để dưỡng cây. Trong thời gian ấy bạn vẫn có thể trồng xen canh các loại cây họ đậu hay cây ngắn ngày để tăng thêm thu nhập, giảm cỏ dại và cải tạo kết cấu đất.

Từ việc phát triển diện tích trồng măng tây mà nhiều hộ gia đình đã thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cao gấp nhiều lần so với các cây khác cùng canh tác trên diện tích. Theo đó đã mang lại nhiều khởi sắc cho nền nông nghiệp nông thôn, giúp người dân tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

 

Main Menu