Măng tây trồng mùa nào thích hợp?

Măng tây trồng mùa nào thích hợp?

Cây măng tây có khả năng chịu hạn khá tốt nên phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nước ta. Nhưng để trả lời cụ thể cho băn khoăn măng tây trồng mùa nào thì còn phụ thuộc vào đặc điểm địa lý và đặc thù thời tiết của mỗi miền Nam, Bắc.

1. Măng tây trồng mùa nào?

Trồng măng tây tại miền Bắc

Thời vụ gieo hạt măng tây là một trong những yếu tố quan trọng cần tìm hiểu kỹ trước khi gieo trồng măng tây. Măng tây được trồng đúng vụ, gặp thời tiết thuận lợi sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nhìn chung, đặc thù khí hậu mỗi vùng khác nhau nên thời vụ gieo trồng măng cũng khác nhau.

Măng tây trồng mùa nào?

Ở miền bắc, khoảng thời gian thích hợp nhất cho trồng măng tây là tháng 8-10 âm lịch ( giai đoạn sau mùa mưa) và tháng 2-5 âm lịch thời tiết khá ấm áp, không mưa không nắng quá nhiều, rất thuận lợi để măng tây sinh trưởng, phát triển.

Nếu trồng măng tây bằng hạt, tất nhiên bạn phải ươm hạt trước thời gian trồng, để khoảng 3-4 tháng sau đó là có cây giống để trồng. Chú ý che chắn kỹ càng cho vườn ươm để hạt  nhanh nảy mầm, cây giống sinh trưởng tốt.

Trồng măng tây tại miền Nam

Khí hậu tại miền Nam nước ta phân rõ 2 mùa mưa nắng nên bạn cần chú ý thời gian phù hợp để  gieo trồng cây, tránh giai đoạn nắng cao điểm và mưa triền miên dài ngày. Cùng với đó nên chuẩn bị cây giống trước 3 tháng để kịp thời gian làm đất và ươm hạt giống.

2. Điều kiện nhiệt độ, đất trồng và phân bón măng tây

Điều kiện nhiệt độ khi trồng măng tây

Măng tây ưa khí hậu mát và cần được tưới nhiều nước nhưng lại chịu rét và ngập úng kém. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì cũng tác động không tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

Điều kiện nhiệt độ, đất trồng và phân bón măng tây

Nhìn chung, nhiệt độ thích hợp nhất để trồng măng tây là khoảng 25 – 30°C.  Và cần để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì đây là loại cây ưa sáng.

Đất phù hợp trồng măng tây

Măng tây khá kén đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì nhiêu, giàu dinh dưỡng, giàu mùn và phù sa, có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, thoát nước tốt, có thể kể đến như đất cát đỏ, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan, đất đồi núi tơi xốp không có đá ngầm hoặc sạn sỏi quá lớn… Đất không trồng qua những cây hại đất như: cao su, thuốc lá,…

Đất không chứa đá ngầm, chất độc hại, kim loại nặng, không nhiễm Đioxin.

Độ pH = 6.5 – 7.5; độ ẩm đất khoảng 65 – 70%.

Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, đã xử lý nấm bệnh, làm sạch cỏ dại, san bằng phẳng, không dốc quá 10% để dễ dàng tưới thấm qua rãnh và thoát nước tốt. Quanh khu đất trồng măng nên trồng cây chắn gió, đào hệ thống mương rộng để chống gió, thoát nước vào mùa mưa.

Không trồng măng tây trên đất phèn, ngập úng,…

Phân bón

Dù bạn trồng măng tây vào mùa nào thì cũng không thể bỏ qua việc bổ sung dưỡng chất cho đất trồng. Bạn có thể bổ sung phân xanh, mùn mục, tro trấu hay các loại phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế, phân ure,… để tăng dưỡng chất cho đất trồng, cho măng tây sinh trưởng, phát triển nhanh, xanh tốt.

Với những thông tin cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc măng tây trồng mùa nào? Còn bất cứ điều gì băn khoăn khi gieo trồng măng tây bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết để được Lisado hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất.

Mời bạn tham khảo thêm cây giống măng tây xanh kháng bệnh, phù hợp khí hậu, thời tiết tại Việt Nam.

Main Menu