Các loại bệnh thường gặp nhất trên cây dưa lưới

Các loại bệnh thường gặp nhất trên cây dưa lưới

Ngày nay, dưa lưới được biết đến là một trong những loại trái cây có hiệu quả kinh tế cao, phổ biến và được yêu thích. Tuy nhiên, loại quả này cũng phải đối mặt với những loại bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác. Sau đây là một vài loại bệnh cây dưa lưới thường gặp mà bạn nên biết.

1. Bệnh héo tóp thân, chết héo cây con

Cây dưa lưới ở giai đoạn cây con thường gặp phải bệnh Rhizoctonia solani này với các triệu chứng như cây dễ ngã, bộ rễ nhanh bị thối nhưng lá vẫn xanh non.

Đó là do nấm gây hại khiến cho cây còn non đã bị tóp thân và chết. Nấm có thể xuất hiện trên đất canh tác sau mùa lúa khi bám vào rơm rạ, cỏ dại hoặc thân lúa, mang đến mầm bệnh cho cây dưa lưới con.

Biện pháp phòng tránh

Bệnh của dưa lưới này từ nấm mà ra nên rất nhanh phát triển khi gặp độ ẩm cao. Vì vậy mà khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm lớn, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ cho cây như thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Validamycin, Hecxaconazole để phòng ngừa dịch bệnh phát sinh.

Trồng dưa lưới thường hay gặp sâu bệnh hại

Ngoài ra, trước khi trồng cây dưa lưới trên đất canh tác, bạn nên làm sạch đất thông thoáng, nhổ sạch cây cỏ hoặc thân lúa có mầm bệnh, đảm bảo bệnh dưa lưới không xuất hiện trên cây con.

2. Bệnh chạy dây, héo rũ

Nấm Fusarium sp. gây nên bệnh chạy dây, héo rũ trên cây dưa lưới ở cả cây con và cây trưởng thành, khiến cho cây bị mất nước và dần dần chết khô. Các biểu hiện của bệnh hại cây dưa lưới chính là thân cây bị nứt khô ra, héo mòn từ lá cho đến thân cây như bị thiếu nước lâu ngày rồi chết.

Ở cây con, nấm Fusarium sp. sẽ làm cho cây con chết rạp thành từng đám, còn trên cây dưa lưới đã bắt đầu đâm hoa kết trái, nấm sẽ làm cây bị mất nước, khô héo dần và chết.

Loại nấm này tồn tại rất lâu trong đất canh tác, chính vì vậy mà khả năng gây bệnh trên cây dưa lưới là khá lớn. Thường thì độ ẩm đất và tuyến trùng là các nguyên nhân để nấm bùng phát và gây bệnh.

Biện pháp phòng tránh

Vì loại nấm này tồn tại trong đất nhiều năm nên bạn cần làm đất thông thoáng, sạch sẽ, nhổ bỏ cây dưa lưới bị bệnh, cỏ dại, rơm rạ trên đất để loại trừ mầm bệnh.

Ngoài ra, bạn nên bón thêm phân chuồng hoặc trấu tro để tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Bạn cần hạn chế trồng nhiều cây ăn quả như bí đỏ, dưa hấu cùng với dưa lưới ở cùng thửa ruộng.

3. Bệnh sương mai, đốm phấn

Bệnh sương mai là loại bệnh trên cây dưa lưới khá thường gặp, bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh khi thấy các vết hình đa giác góc cạnh dưới mặt lá, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, về sau vết bệnh sẽ vỡ vụn ra ở các lá già.

Bệnh này thường lan từ các lá già ở gốc, sau đó lan dần lên lá non, xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm lớn.

Trồng dưa lưới thường hay gặp sâu bệnh hại

Ảnh minh họa

Biện pháp phòng tránh

Vì thời tiết ở Việt Nam nhiệt đới gió mùa, thường mưa nhiều, thế nên bạn cần lưu tâm tới loại bệnh thường gặp ở dưa lưới này để tránh cây bị bệnh, bạn nên thường xuyên quan sát để tránh bệnh lan rộng, khi cây mới chớm bệnh, bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực tập có các loại hoạt chất như Mancozeb 64%, Metalaxyl 8%, Metiram Complex (min 85%),

4. Bệnh thối trái non

Bệnh thối trái non có tên khoa học là Choanephora cucurbitarum, bệnh này thường tấn công cây dưa lưới khi vừa thụ phấn xong, nó sẽ tác động trực tiếp đến lá, hoa và trái non, ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác của người nông dân.

Bệnh thối trái non thường xuất hiện vào thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, trái non có thể bị thối vào từ 5 – 7 ngày sau khi thụ phấn, gây thiệt hại lớn cho quá trình phát triển quả và thu hoạch sau này.

Biện pháp phòng chống

Bạn nên có các biện pháp phòng trừ để hạn chế việc phát bệnh trên cây dưa lưới, đặc biệt nên hạn chế tưới nước cho cây vào thời điểm mùa mưa hoặc những khi độ ẩm đất ở mức cao.

Trước khi trồng dưa lưới, đất canh tác nên đảm bảo được dọn sạch, loại bỏ cỏ dại, cây bệnh, nên dùng thêm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Gentamicin sulfate, Validamycin.

5. Bệnh cháy khô lá

Bệnh cháy khô lá có tên khoa học là Phytophthora sp., cũng gây hại cho trái non, làm cho chúng nhanh thối nhũn ra. Không chỉ trên trái non, lá, gốc, thân cây dưa lưới mắc bệnh sẽ bị chuyển sang màu đen, thối nhũn ra như bị úng nước.

Nguyên nhân khiến cây dưa lưới bị bệnh này cũng là do độ ẩm thời tiết cao, mưa nhiều, khiến cho cây mắc bệnh và dần chuyển màu đen như bị cháy khô lá, từ lá xuống cả rễ, cây chết nhanh và sẽ lan sang các cây khác theo nguồn nước chảy.

Bệnh khô lá trên cây

Biện pháp phòng tránh

Cũng như một số bệnh trên dưa lưới khác, bạn nên kiểm soát độ ẩm cho cây, hạn chế tưới nước vào mùa mưa, thoát nước tốt cho thửa ruộng. Bạn có thể trồng cây dưa lưới với mật độ vừa phải để đất thông thoáng hơn.

Khi bắt đầu chớm bị bệnh, bạn nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Chitosan, Chlorothalonil (min 98%).

6. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư có tên khoa học là Colletotrichum lagenarium, đặc điểm nhận biết loại bệnh này trên cây dưa lưới là những vết tròn đồng tâm màu nâu xuất hiện trên mặt lá. Những vết bệnh này rất dễ phát hiện và sẽ có màu đậm hơn, to ra khi bệnh phát triển nặng trên cây.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng khắc nghiệt khiến cho cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển bệnh rất nhanh.

Khi cây bị nặng, những vết bệnh sẽ tạo thành vệt dài màu đen trên lá, cả ở trên trái dưa, bạn có thể thấy những vết lõm màu nâu trên bề mặt quả, vết lõm này to dần và gây thối trái dưa lưới.

Biện pháp phòng tránh

Bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Difenoconazole (min 96%), Flusilazole (min 92.5%),… cho cây dưa lưới.

Bài viết trên đây đã khái quát phần nào về những bệnh thường gặp ở dưa lưới và biện pháp phòng tránh cho cây. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bệnh phát sinh trên cây để bảo vệ cho cây trồng của mình phát triển tốt và có năng suất cao hơn.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Main Menu