Cách chọn giàn thuỷ canh cho ban công, sân thượng phù hợp nhất

Cách chọn giàn thuỷ canh cho ban công, sân thượng phù hợp nhất

Tất tần tật A – Z kinh nghiệm chọn giàn thủy canh cho ban công, sân thượng sẽ được đội ngũ kỹ sư tại Lisado chia sẻ chi tiết, giúp các hộ gia đình trồng rau thủy canh đạt năng suất cao, cung cấp rau xanh sạch mang đến sức khỏe tốt.

Trồng rau thuỷ canh và trồng rau địa canh – nên chọn cái nào?

Phong trào trồng rau thủy canh hiện nay đang phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mô hình trồng rau này ngày càng tăng hơn so với phương pháp trồng rau truyền thống – hay còn gọi là trồng rau địa canh.

Trồng rau địa canh (trồng rau thổ canh) là phương pháp trồng rau truyền thống từ xưa đến nay, đó là sử dụng đất làm giá thể, nơi lưu trữ dưỡng chất, môi trường sinh trưởng của rau.

Trong khi đó trồng rau thủy canh không sử dụng đất mà sử dụng nước được pha dung dịch thủy canh với nồng độ phù hợp đủ dưỡng chất để cung cấp dinh dưỡng cho rau phát triển. Đơn giản bạn có thể hiểu trồng rau thủy canh là trồng rau trong môi trường nước.

Nếu để so sánh giữa 2 mô hình trồng ray thủy canh và địa canh thì chi phí đầu tư ban đầu dành cho trồng rau thủy canh chắc chắn sẽ cao hơn. Thế nhưng xét về lâu dài cũng như những điểm mạnh khác mà mô hình trồng rau này mang lại thì “ăn đứt” phương pháp trồng rau địa canh truyền thống. Cụ thể:

Tiêu chí so sánh Trồng rau thủy canh Trồng rau địa canh
Khả năng hấp thụ dưỡng chất Dung dịch thủy canh được hòa tan với nước, rễ cây rau tiếp xúc trực tiếp với nước chứa dinh dưỡng có thể hấp thụ nhanh chóng, phát triển tươi tốt. Người trồng có thể điều chỉnh nồng độ dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển của rau. Sau khi bón phân xuống đất sẽ mất thời gian để phân hòa tan, cây không hấp thụ được hoàn toàn dưỡng chất trong phân, gây lãng phí.
Diện tích trồng Hầu hết các mô hình trồng rau thủy canh đều xếp thành các tầng, tận dụng tối đa không gian trên cao, nhờ vậy cùng 1 diện tích thì trồng rau thủy canh sẽ trồng nhiều hơn. Thường chỉ trồng được ở bề mặt phẳng của diện tích ban công, vườn, sân thượng. Khó khăn trong việc trồng xếp thành các tầng…
Sâu bệnh hại Môi trường dinh dưỡng nước thủy canh sạch sẽ, ít sâu bệnh hại. Nếu có thì rất ít, bạn hoàn toàn có thể dùng phương pháp thủ công để bắt. Đất trồng rau không được xử lý kỹ có thể chứa kim loại nặng, là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây sâu bệnh hại rau, người trồng thường phải sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ rau.
Chất lượng rau Sạch, an toàn Thường sẽ kém an toàn hơn do người trồng dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Chăm sóc Việc chăm sóc nhẹ nhàng, người trồng chỉ cần biết cách pha dung dịch thủy canh, có bút đo nồng độ giúp tối giản mọi việc. Có thể đặt chế độ bơm nước hẹn giờ tự động. Người trồng phải lo tưới rau, nhổ cỏ, bón phân, phun thuốc… rất mất thời gian, công sức.
Sạch sẽ không gian Không gian hoàn toàn sạch sẽ, gọn gàng. Bạn có thể linh hoạt di chuyển giàn thủy canh đến vị trí mong muốn. Trong quá trình chăm sóc đất trong chậu, xô, thùng xốp dễ vương vãi ra sàn ban công, sân thượng gây bẩn, mất thời gian vệ sinh.
Năng suất cây trồng Được đánh giá cao hơn, cho sản lượng rau thu hoạch cao gấp 2 – 3 lần. Năng suất thu hoạch thấp hơn nhiều so với trồng rau thủy canh

 

Qua bảng phân tích trên có thể thấy việc trồng rau thủy canh mang ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với trồng rau địa canh phải không nào. Sân thượng và ban công diện tích thường khá hạn hẹp nên trồng rau thủy canh sẽ là sự lựa chọn tốt, giúp tận dụng diện tích tối đa, bạn và gia đình sẽ có không gian nhỏ chăm sóc vườn rau sạch, cung cấp bữa ăn tươi ngon, tốt cho sức khỏe.

Trồng rau thuỷ canh và trồng rau địa canh – nên chọn cái nào?

Nguyên lý hoạt động của một giàn rau thuỷ canh hồi lưu

Với giàn rau thủy canh hồi lưu thì nước và dinh dưỡng được hòa trong một thùng chứa và được bơm lên các ống thủy canh nhờ một chiếc bơm. Dinh dưỡng trong ống sẽ được cây và xơ dừa hấp thụ, thẩm thấu để giúp cây phát triển từ lúc bé tới lúc thu hoạch. Lượng nước dư thừa sẽ được hồi lưu lại về thùng chứa và quá trình này lặp đi lặp lại theo chu kỳ hẹn giờ của một chiếc Timer 24h (hẹn giờ cơ).

Các loại giàn thuỷ canh phổ biến trên thị trường

Có 4 loại giàn thủy canh được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng:

Giàn trồng rau thuỷ canh kiểu 2 tầng

Giàn thủy canh 2 tầng thường rộng từ 1m – 1.5m, mỗi giàn có từ 8 – 10 ống thuỷ canh có thể dài từ 3 – 6m tuỳ vào diện tích độ dài khoảng không gian của bạn. Giàn này có thể được thiết kế từ 1 – 2 tầng. Mỗi tầng nên cao ít nhất từ 45 – 60cm để đảm bảo tầng dưới cùng không bị tầng trên che quá nhiều ánh sáng.

Giàn trồng rau thuỷ canh kiểu 2 tầng

Ưu điểm:

  • Lắp đặt đơn giản, vững chắc, diện tích lắp đặt linh động.
  • Hệ thống giàn trồng 2 tầng có chiều cao vừa phải, tiện dụng trong quá trình chăm sóc gieo trồng.
  • Không tốn diện tích, cùng trên 1 hệ thống giàn được chia nhiều lỗ trồng, do vậy có thể trồng được lượng rau lớn hơn, có thể trồng đa dạng nhiều loại rau.

Nhược điểm:

Tầng bên dưới thường bị tầng trên che khuất nên nhận được ít ánh sáng hơn, ảnh hưởng quá trình quang hợp của rau nên cần không gian thoáng đãng, nhiều nắng và ánh sáng.

Tham khảo các mẫu giàn thủy canh tầng của Lisado Việt Nam

Giàn trồng rau thuỷ canh bán chữ A

Giàn thủy canh bán chữ A khung sắt thiết kế là ½ chữ A rất được sử dụng nhiều tại sân thượng hay ban công tại các gia đình nhà phố.

Giàn trồng rau thuỷ canh bán chữ A

Ưu điểm:

  • Giàn thiết kế kiểu lắp ghép giúp dễ dàng di chuyển, vệ sinh.
  • Kích thước nhỏ gọn.
  • Có thể kê sát tường, giúp tiết kiệm diện tích, làm đẹp cảnh quan

Nhược điểm:

Không gian cũng cần đầy đủ nắng và ánh sáng.

Xem thêm mẫu giàn trồng rau thủy canh bán chữ A của Lisado Việt Nam

Giàn trồng rau thuỷ canh chữ A

Giàn trồng rau chữ A được thiết kế với khung sắt đối xứng, tạo sự vững chắc. Các ống thủy canh được xếp đối xứng 2 bên.

Giàn trồng rau thuỷ canh chữ A

Ưu điểm:

  • Thiết kế cân đối, khoảng cách các cây rau trồng khoa học, không che khuất nhau, nhận đầy đủ ánh sáng giúp cây quang hợp, sinh trưởng tốt.
  • Lắp ghép kiểu xoáy ốc, đơn giản, thực hiện nhanh gọn.
  • Kích thước nhỏ gọn, phù hợp với các không gian hẹp như ban công, sân thượng…
  • Thiết kế chắc chắn, dễ di chuyển, tính linh hoạt cao

Nhược điểm:

Với những ban công quá hẹp thì lắp đặt giàn thủy canh chữ A sẽ không hợp lý. Thay vào đó nên chọn giàn bán chữ A để tiết kiệm diện tích và lối đi.

Xem thêm mẫu giàn trồng rau thủy canh chữ A của Lisado Việt Nam

Giàn trồng rau thuỷ canh phẳng

Giàn thủy canh phẳng thiết kế đơn giản với 2 bên là khung sắt chữ nhật, ở bên trên là giàn được xếp nhiều ống thủy canh liền nhau, tạo thành mặt phẳng hình chữ nhật rộng rãi.

Giàn trồng rau thuỷ canh phẳng

Ưu điểm:

  • Hệ thống giàn nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt nhiều vị trí ban công, sân thượng…
  • Thiết kế giàn đơn giản, tiện lợi, thuận tiện chăm sóc
  • Thiết kế 1 mặt phẳng giúp rau nhận được ánh sáng dễ dàng, không bị che khuất, rau sẽ phát triển đồng đều.

Nhược điểm:

Thiết kế không xếp tầng nên đôi khi không tận dụng được tối đa không gian trồng rau.

Xem thêm mẫu giàn trồng rau thủy canh phẳng của Lisado Việt Nam

Cách lựa chọn giàn thuỷ canh phù hợp với ban công, sân thượng

Đối với những hộ gia đình đang bắt đầu và muốn tìm hiểu mô hình trồng rau thủy canh thì điều quan trọng nhất là biết cách chọn giàn thủy canh phù hợp với ban công và sân thượng.

Để trồng rau thủy canh hồi lưu cho năng suất cao, nguyên tắc quan trọng nhất bạn cần chú ý chọn không gian trồng phải có ánh nắng chiếu vào: ban công, sân thượng, vườn… Thời gian chiếu sáng phải từ 8 – 10 tiếng có nắng chiếu – hoặc chiếu xiên tới nơi đặt giàn trồng. Nếu vị trí trồng bị khuất, hoặc trong bóng râm thì rau không thể quang hợp và phát triển tốt được. Do vậy bạn cần hết sức chú ý.

Dưới đây đội ngũ kỹ sư của Lisado sẽ hướng dẫn bạn cách chọn loại giàn thủy canh phù hợp cho từng không gian, bạn chú ý tham khảo:

Với sân thượng không có mái che nên chọn loại giàn trồng nào?

Đặc điểm của sân thượng không có mái che là ánh sáng nhận được rất nhiều, do vậy bạn có thể lựa chọn bất cứ loại giàn trồng nào cũng được: giàn chữ A, bán chữ A, giàn xếp tầng, giàn mặt phẳng. Dù lựa chọn giàn nào thì rau cũng dễ dàng sinh trưởng và phát triển tươi tốt nhờ được cung cấp ánh nắng thường xuyên. Ngoài ra cũng tùy theo diện tích, số lượng rau muốn trồng, số thành viên gia đình mà bạn lựa chọn loại giàn với số lượng phù hợp. Ví dụ gia đình bạn có 4 người thì nên lắp đặt từ 2 – 3 giàn, trồng đa dạng 4 – 5 loại rau để thay đổi bữa ăn…

Với sân thượng không có mái che nên chọn loại giàn trồng nào?

Với sân thượng có mái che nên chọn loại giàn trồng nào?

Sân thượng có mái che nếu trồng rau thủy canh thì sẽ bị hạn chế tương đối nhiều về ánh sáng. Bạn cần lựa chọn vị trí trồng trên sân thượng mà ánh nắng cần chiếu đến ít nhất 5 – 7 tiếng/ngày. Loại giàn phù hợp thường là giàn bán chữ A hoặc giàn tay đỡ.

Với sân thượng có mái che nên chọn loại giàn trồng nào?

Ban công nhà ở phù hợp với giàn thủy canh nào?

Ban công ở nhà cũng thường thiết kế diện tích không quá rộng, do vậy bạn ưu tiên lựa chọn giàn thủy canh bán chữ A. Giàn được dựa sát tường quay mặt ra phía ngoài để hứng ánh sáng. Đây là lựa chọn tốt cho các ban công có chiều dài và 2 phía 2 bên là tường cao. Bạn có thể thiết kế 2 giàn bán chữ A 2 bên để có một không gian trồng rau đẹp nhất, cung cấp nhiều lượng rau hơn để ăn hàng ngày.

Trường hợp ban công nhà rộng thì bạn cũng có thể lựa chọn giàn chữ A, người trồng đi lại 2 bên chăm sóc dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng cần xét xem ban công nhà của bạn có ánh nắng chiếu vào không, có bị các nhà cao tầng bên cạnh che khuất hay không, nếu bị che quá nhiều, không đủ ánh sáng thì việc trồng rau thủy canh không được khả thi.

Ban công nhà ở phù hợp với giàn thủy canh nào?

Ban công chung cư lắp đặt giàn thủy canh nào phù hợp?

Ban công chung cư thường có diện tích tương đối nhỏ hẹp do vậy loại giàn thủy canh bạn nên chọn là giàn thủy canh bán chữ A hoặc giàn thủy canh tay đỡ. 2 giàn thủy canh này bạn đặt áp sát tường chung cư, để mặt các ống thủy canh trồng rau hướng ra phía ngoài trời để nhận được ánh sáng nhiều nhất. Giàn tay đỡ các ống thủy canh xếp so le nhau nên nhận ánh sáng đều hơn.
Tương tự như ban công nhà ở, thì bạn cũng cần xem xét hướng ban công, độ che khuất… để xem có phù hợp trồng rau thủy canh không.

Rõ ràng chúng ta thấy việc lựa chọn giàn thủy canh nào phù hợp với từng loại không gian phụ thuộc nhiều yếu tố như: diện tích, ánh sáng, hướng… do vậy nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt giàn thủy canh, hãy chụp ảnh hoặc quay video không gian muốn trồng, gửi ngay về Lisado để đội ngũ kỹ sư của chúng tôi hướng dẫn giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Ban công chung cư lắp đặt giàn thủy canh nào phù hợp?

Một bộ giàn thuỷ canh hồi lưu bao gồm những gì?

Một bộ dụng cụ thủy canh đi kèm giàn 2 mét của Lisaso bao gồm đầy đủ các dụng cụ, mỗi dụng cụ có vai trò, chức năng riêng:
Khung sắt: Kích thước Ø25 chắc chắn, phun sơn tĩnh điện an toàn, chống gỉ, độ bền lên tới 20 năm. Phần khung sắt có tác dụng làm trụ đỡ vững chắc cho các ống chứa thủy canh và rau trồng trên đó.

Bộ dụng cụ đi kèm giàn thủy canh GLS-02

Ống thủy canh: Hình lục giác, độ dày 2.2mm, các lỗ khoan cách nhau 4.4cm, được làm từ chất liệu Hydroponics không chì, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu đảm bảo độ bền lên tới 10 năm. Ống thủy canh có độ cứng tốt, khả năng chịu nhiệt cao, chống tia UV tốt, màu sắc trắng hơn 14% giúp phản quang tốt giúp ống phản nhiệt tốt, hạn chế nóng nước, nóng cây trồng.

1 thùng chứa: Dung tích 75 lít, là nơi chứa nước nuôi rau, làm từ nhựa cao cấp, dùng để pha dung dịch thủy canh, cung cấp nước và dưỡng chất đầy đủ cho rau sinh trưởng và phát triển.

Rọ thủy canh: Làm từ nhựa PP chuyên trồng rau thủy canh có kích thước phù hợp với đặc thù sinh trưởng của loại rau trồng.
1 máy bơm AP3100: Công suất 28W, lưu lượng 1350L/h, thường được sử dụng chuyên dụng cho giàn thủy canh cao, nhiều tầng. Máy có thể đẩy nước lên độ cao 1.8M. Phần điện trong động cơ máy bơm đặt trong hộp kín, đổ keo toàn phần nên không lo nước tràn vào bộ phận này… Hệ thống bơm hồi lưu tự động giúp bạn không cần tốn nhiều công chăm sóc.

Hẹn giờ cơ: Hay còn gọi với tên khác là Timer 24h, công tắc hẹn giờ là thiết bị chuyên dụng dùng cho hệ thống tưới tiêu tự động cho hệ thống trồng rau sạch thủy canh. Thiết bị sử dụng nguồn điện AC 220V – 50 Hz, 16A; Công suất tải: 300W (LED), 500W (Compact), 1200W (sợi đốt), bơm < 350W.

100 viên nén xơ dừa: Là giá thể để ươm hạt giống rau, kiểu dáng nhỏ gọn, chứa nhiều dưỡng chất và vi sinh có lợi tiêu diệt mầm bệnh, bên ngoài xơ dừa được bọc lưới nhờ vậy rễ rau có thể mọc xuyên qua, lấy dinh dưỡng từ nước thủy canh dễ dàng.

2 gói hạt giống: Bạn sẽ nhận được 2 gói hạt giống rau bất kỳ do Lisado tặng.

Dung dịch thủy canh Grow Master: Dung tích dung dịch A và B mỗi chai là 1 lít. Tăng thêm 20% độ đậm đặc có thể pha được từ 300 – 350L dung dịch sử dụng với nồng độ từ 800 – 1000 ppm. Trong dung dịch có chứa tới 12 nguyên tố khoáng chất được nhập khẩu, đảm bảo sạch, an toàn, giúp rau thủy canh phát triển tươi tốt, đạt năng suất cao.

Bút đo nồng độ PPM: Bút đo có nhiệm vụ đo nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh sau khi pha. Hỗ trợ kiểm tra chất lượng của nước và nồng độ các chất hòa tan vô cơ, hữu cơ, ion chứa dung dịch, kiểm soát nước dinh dưỡng có độ PPM phù hợp với từng giai đoạn phát triển của rau thủy canh. Bút sử dụng nút hold để giữ, ghi lại kết quả và tự động tắt sau 10 phút không sử dụng để tiết kiệm pin.

Cách trồng thuỷ canh hồi lưu cho người mới bắt đầu

1. Tra hạt và gieo hạt giống thủy canh

Tùy loại rau bạn muốn ăn mà bạn có thể mua hạt giống phù hợp. Hạt giống mua về bạn sẽ tiến hành tra và gieo hạt vào mút xốp chuyên dụng hoặc viên nén xơ dừa. Đầu tiên bạn thả mút xốp hoặc viên nén xơ dừa vào nước khoảng 3 – 4 phút để chúng nở ra. Tiếp đến cho hạt giống vào các lỗ trên viên nén, trung bình từ 2 – 7 hạt giống/viên nén tùy loại rau bạn định trồng. Ví dụ như rau muống thì cho 5 – 7 hạt, còn rau cải sẽ cho 2 – 3 hạt giống.

Khi tra hạt xong thì bạn tưới đều nước lên viên nén xơ dừa. Lấy khay ươm đổ nước vào sao cho khi đặt viên nén xuống khay ươm thì ngập ¼ viên nén. Đặt khay ươm ở vị trí râm mát 2 ngày, sau đó khi thấy mầm rau bắt đầu nhú thì chuyển khay ươm ra nơi có ánh sáng để cây được khỏe hơn.

2. Chăm sóc cây ươm

Bạn cần theo dõi cây ươm thường xuyên, tưới nước đều đặn để đảm bảo viên nén xơ dừa không khô. Sau 3 – 4 ngày ươm cây rau nhú 2 lá mầm thì pha dinh dưỡng thủy canh nồng độ 300PPM. Bạn sẽ tiến hành chăm sóc cây ươm trong khoảng 10 – 15 ngày trước khi đưa cây con lên giàn. Cây lên giàn thường đảm bảo có từ 2 – 5 lá thật.

Cách trồng rau thuỷ canh tại nhà 100% thành công cho người mới

3. Đưa cây con lên giàn & bật chế độ tự động

Thường cây con sẽ được cho vào rọ trồng, đặt vào các lỗ được đục sẵn trên giàn thủy canh. Tiếp đến bạn lắp đặt máy bơm nước đầy đủ, đặt chế độ tự bơm nước khi bồn chứa cạn nước.

4. Cách chăm sóc rau

Sau khi đưa cây lên giàn, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ TDS (ppm) và nồng độ pH trong dung dịch để đảm bảo cây phát triển tốt nhất. Nồng độ khuyến cáo trong hệ thống thuỷ canh hồi lưu nên để từ 600 – 800 ppm với các loại rau ăn lá và pH duy trì ở mức 5.8 – 6.2 để đạt chất lượng rau tốt nhất.

Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng thường xuyên.Khi cây còn nhỏ 5-7 ngày có thể kiểm tra 1 lần khi cây trưởng thành 2-3 ngày nên kiểm tra 1 lần vì thời điểm này cây hút dinh dưỡng rất nhiều. Mùa hè cũng nên kiểm tra nước thường xuyên hơn vì lượng nước bay hơi rất nhiều trong thời tiết nóng.

5. Nhận biết rau chuẩn bị thu hoạch

Cách nhận biết rau được thu hoạch rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn bằng mắt cảm quan, có thể xem trọng lượng rau đã nặng tay hay chưa hay xem sự chuyển biến về màu sắc của từng loại rau. Nếu là rau xà lách thì cây nặng trung bình 200g, các lá xòe to, rộng là có thể thu hoạch. Có thể thu hoạch rau hơi non một chút cũng được, các cây rau còn lại sẽ lớn dần. Tránh để rau già và thu hoạch cùng 1 lúc sẽ không ăn kịp, gây lãng phí.

6. Trồng rau theo mùa vụ

Để đảm bảo năng suất thu hoạch cao thì bạn nên tính toán và trồng từng loại rau theo đúng vụ mùa phù hợp. Mùa nào trồng rau đó, như vậy rau sinh trưởng tốt, dễ sống, thích nghi điều kiện thời tiết, khí hậu tốt. Chẳng hạn rau dền và rau muống nên trồng vào vụ hè hoặc vụ thu (từ đầu tháng 4 – 9 dương lịch), rau cải thì thích hợp trồng vào tháng 7 – 8 dương lịch…

Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp khi trồng rau thủy canh

1) Rau thuỷ canh có sạch không?

Rau thủy canh có sạch không còn phụ thuộc vào việc người trồng có sử dụng thuốc trừ sâu, hóa học hay không. Về cơ bản thì môi trường nước dinh dưỡng trồng rau khá sạch, không chứa nhiều mầm bệnh như đất, do vậy rau sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nếu có thì người trồng hoàn toàn có thể bắt bằng tay thủ công rất nhanh. Đây là mô hình trồng rau sạch an toàn mà các hộ dân, nhất là ở các thành phố lớn nên áp dụng để cung cấp rau sạch cho bữa cơm gia đình thêm ngon.

2) Rau thuỷ canh có nhạt không?

Một số người nhận định khi ăn rau trồng thủy canh vị nhạt hơn so với rau trồng địa canh. Lý giải điều này là do cây rau được trồng thủy canh trong môi trường thừa nước nên việc vị rau bị nhạt cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên rau vẫn hoàn toàn ngon và có độ giòn tươi, giá trị dinh dưỡng không thay đổi. Ngoài ra trong môi trường tự nhiên thì có nhiều loại rau, có rau ưa trồng đất, có rau ưa trồng nước. Ví dụ rau cải là rau ưa trồng ở đất, trong đất sẽ có nhiều khoáng chất mà nước dinh dưỡng thủy canh không có, do vậy rau sẽ có vị đậm hơn. Để khắc phục tình trạng rau thủy canh trồng có vị nhạt thì hiện nay bạn có thể sử dụng thêm giá thể như xơ dừa, đất nung… giúp bổ sung khoáng chất, giúp rau thêm đậm vị và ngon hơn.

3) Dinh dưỡng, phân bón dung dịch thuỷ canh có an toàn không?

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn của dung dịch thủy canh. Hầu hết các loại dung dịch thủy canh hiện nay trên thị trường đều nhập nguyên liệu sạch từ nước ngoài, có độ tinh khiết cao, pha chế tỷ lệ cân bằng, hợp lý. Khi dùng rau sẽ phát triển tươi tốt, sạch, không nhiễm bất cứ độc tố, hóa chất nào.

4) Những loại rau ăn lá và rau ăn củ quả nào có thể trồng bằng phương pháp thuỷ canh?

Các loại rau ăn lá thích hợp trồng bằng phương pháp thủy canh bao gồm:

  • Rau muống
  • Rau cải (cải chíp, cải xoăn, cải bó xôi, cải cầu vồng)
  • Rau cần tây
  • Rau rền
  • Rau xà lách
  • Rau đay
  • Rau thơm (húng quế, tía tô, bạc hà, kinh giới…)

Các loại rau ăn của quả có thể trồng bằng phương pháp thủy canh là:

  • Hành tây
  • Dưa chuột, dưa lê
  • Bầu, bí, mướp
  • Dưa lưới
  • Cà chua….

5) Lắp đặt giàn thuỷ canh hồi lưu có dễ không?

Việc lắp đặt giàn thủy canh hồi lưu tương đối đơn giản, có sách hướng dẫn chi tiết. Hệ thống khung giàn được thiết kế để tiện vận chuyển, dễ tháo rời và lắp ráp lại. Các khớp nối được liên kết với nhau bằng bu lông, ốc vít. Bạn có thể tháo ra, vặn vào một cách thoải mái chỉ với các khớp nối và ốc vít. Thời gian lắp đặt chỉ mất từ 15 – 30 phút mà thôi.
Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ lắp đặt, Lisado sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến trực tiếp tư vấn, lắp đặt và hướng dẫn bạn cách dùng.

6) Trồng thuỷ canh bao lâu thì được thu hoạch?

Tùy từng giống rau, củ quả bạn trồng mà thời gian thu hoạch sẽ có sự khác nhau, thường với các loại rau ăn lá thì khoảng 30 – 40 ngày là có thể cho thu hoạch. Cụ thể với từng loại rau thời gian cho thu hoạch như sau:

  • Rau muống: Khoảng 22 – 25 ngày
  • Rau rền: 20 – 25 ngày
  • Rau cải: 30 – 35 ngày
  • Rau xà lách: 40 – 45 ngày

7) Giàn thuỷ canh có thể sử dụng được bao nhiêu lâu?

Các giàn thủy canh hiện nay thường được làm từ các chất liệu siêu bền nên tuổi thọ sử dụng lâu. Tại Lisado, phần khung sắt giàn thủy canh Ø25 chắc chắn, phun sơn tĩnh điện an toàn, chống gỉ, độ bền lên tới 20 năm. Phần ống thủy canh cao cấp Hydroponics không chì, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu đảm bảo độ bền lên tới 10 năm. Do vậy ít nhất tuổi thọ sử dụng của giàn thủy canh khoảng 10 năm. So với giá thành vài triệu đồng đầu tư cho 10 năm tính ra rất tiết kiệm, gia đình có đủ nguồn rau sạch ăn, không lo rau bẩn, có thuốc trừ sâu độc hại.

8) Chi phí cho một vụ rau thuỷ canh là bao nhiêu?

Chỉ tốn gần 80.000 đồng/tháng là bạn đã sở hữu 1 giàn rau sạch dành cho gia đình. Hệ thống bơm hồi lưu và được cài đặt bộ hẹn giờ giúp tiết kiệm tối đa chi phí điện nước. Dưới đây là bảng tính chi phí cụ thể cho 1 giàn rau thủy canh dài 2 mét, 8 ống, 88 lỗ trồng trong 1 vụ. Lưu ý chi phí này chưa tính phí đầu tư mua giàn thủy canh.

9) Rau thuỷ canh có dễ chăm sóc không? Có mất nhiều công chăm sóc không? Không có thời gian chăm sóc có trồng được không?

So với rau địa canh thì trồng rau thủy canh đỡ tốn công chăm sóc hơn rất nhiều. Bạn sẽ không mất thời gian công sức để bón phân, nhổ cỏ hay tưới nước. 5 – 7 ngày bạn mới phải đo lại TDS (nồng độ của cả khoáng chất, dinh dưỡng tồn tại trong dung dịch thủy canh) và thời gian đo và thêm dinh dưỡng cây trồng không tốn quá 10 phút. Hệ thống bơm tưới tự động và hẹn giờ, bạn chẳng cần dành nhiều thời gian mà cây vẫn tự phát triển tốt. Mô hình trồng rau thủy canh đặc biệt phù hợp với các gia đình bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc rau.

10) 1 giàn thuỷ canh dài 2m có đủ cho gia đình 2 người ăn không?

1 giàn rau thủy canh dài 2m với 8 ống, 88 rọ trồng trung bình sẽ cho 13 – 15kg rau mỗi vụ thu hoạch. Thực tế thì với giàn này khó có thể đủ rau cho người ăn, vì thực tế bữa cơm gia đình cần đa dạng các món rau xanh để đỡ ngấy. Nếu muốn cải thiện, bạn có thể lắp 2 giàn thủy canh 2m, trồng các loại rau gối vụ phù hợp thì khả năng cung cấp rau xanh sạch thường xuyên cho bữa cơm gia đình sẽ tốt hơn.

Ưu đãi dành cho khách hàng khi mua giàn trồng rau thủy canh

Nếu có nhu cầu lắp đặt giàn thủy canh chất lượng tốt, đồng thời được tư vấn hỗ trợ miễn phí, khách hàng liên hệ ngay tới Lisado. Lisado hiện đưa ra 2 chương trình khuyến mãi cực tốt, tri ân khách hàng đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Khách hàng sẽ được những khuyến mãi sau:

• Khuyến mãi 1: Tặng 3 tháng hạt giống Mỹ hoặc Hà Lan và 6 tháng dinh dưỡng thuỷ canh (Có thể gọi là: 6 tháng trồng rau phí 0 đồng).
• Khuyến mãi 2: Freeship vận chuyển toàn quốc (đối với đơn hàng từ 3tr999 trở lên)

Ưu đãi dành cho khách hàng khi mua giàn trồng rau thủy canh

Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ về:

ĐK khảo sát nhà phố
ĐĂNG KÝ KHẢO SÁT - BÁO GIÁ MIỄN PHÍ TẠI NHÀ

Main Menu