Cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Trồng dưa lê bằng phương pháp tưới nhỏ giọt là hướng đi mới của nhiều hộ nông dân, góp phần đẩy nhanh chuyên môn hóa nông nghiệp, tăng năng suất, mang đến hiệu quả kinh tế hơn cho người lao động.

Thời vụ trồng dưa lê

Cây dưa lê ưa nhiệt độ ấm, nóng, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển dao động từ 18 – 32 độ C. Thời gian ươm hạt thường diễn ra khoảng cuối tháng 2 – giữa tháng 3 dương lịch và thu hoạch tầm tháng 5 – 6 dương lịch. Thời tiết lúc này nắng, tạo điều kiện để quả dưa lê chín và ngọt hơn.

Để trồng dưa lê, thường bạn sẽ mua các túi hạt giống được bán ở cửa hàng vật tư nông nghiệp. Ngâm hạt dưa vài tiếng, ủ trong khăn ẩm 2 – 3 ngày, khi hạt nảy mầm thì đem ra ruộng, xan đất bằng, tơi xốp, cho nước và ít phân mùn vào bóp cùng với đất để tạo thành hỗn hợp sền sệt như bùn. Tiếp đến cắm từng hạt xuống, hạt cách hạt khoảng 0.5 – 1cm. Cắm hạt xong thì lấy đất tơi xốp rắc mỏng lên trên sao cho che kín hạt. Sau 4 – 6 ngày, cây dưa nhú lên, đến khi cây ra 2 lá thì bạn đánh bầu cây đem đi trồng.

Cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Khoảng cách trồng dưa lê

Khoảng cách luống:

Luống dưa lê thường tương đối rộng, từ 80 – 100cm, cây dưa sẽ được trồng ở giữa luống, các nhánh sẽ mọc lan sang 2 bên, ra hoa và quả nhiều. Chiều cao luống khoảng 30cm, khoảng cách giữa các luống từ 40 – 50cm.

Khoảng cách cây:

Cây dưa lê khi lớn, phát triển các nhánh, ngọn thường sẽ bò lan rộng nên khoảng cách giữa các cây trồng dao động từ 40 – 60cm là phù hợp nhất. Ước tính 1ha trồng khoảng 9000 đến 10000 cây dưa lê.

Khoảng cách lối đi:

Lối đi giữa các luống dưa dao động từ 40 – 50cm, đây là khoảng cách vừa phải, giúp người trồng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc cây: ngắt ngọn (dưa lê phải thường xuyên ngắt những ngọn dài từ 2 – 3 gang tay trở lên mới cho ra nhiều quả, nhiều nhánh), nhổ cỏ, bón phân…

Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt:

Khoảng cách này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách cây dưa lê trồng. Nếu như dưa được trồng với khoảng cách 50cm/cây thì dây tưới/ống tưới nhỏ giọt cũng sẽ có các mắt tưới cách nhau 50cm. Hiện nay hầu hết các hộ nông dân đều chọn các dây tưới, ống tưới bù áp, có nghĩa lượng nước chảy ra ở mỗi mắt tưới như nhau, không có sự chênh lệch đáng kể giữa nước tưới cho cây dưa ở đầu luống so với cây dưa cuối luống, tạo sự phát triển đồng đều cho cây dưa. Một số mẫu ống tưới, dây tưới nhỏ giọt phù hợp mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn là:

Dây nhỏ giọt bù áp Topdrip Ø16mm, k/c 50cm, dày 0,63mm – NDJ (Israel): Giá 5.500 đồng/m

Dây nhỏ giọt bù áp Topdrip Ø16mm, k/c 50cm, dày 0,63mm – NDJ (Israel)

Bạn có thể xem thêm 20+ mẫu ống tưới, dây tưới nhỏ giọt khác TẠI ĐÂY

Độ ẩm và lưu lượng nước tưới cho dưa lê theo giai đoạn

Đối với dưa lê nói chung và các loại cây hoa màu khác nói chung thì suốt quá trình từ lúc ươm đến khi phát triển luôn cần đảm bảo tưới nước thường xuyên, có như vậy cây mới tươi tốt và cho năng suất cao. Thiếu nước cây sẽ trở nên còi cọc, khô héo, có thể bị chết. Lượng nước tưới cho dưa trong từng giai đoạn có sự khác biệt:

Lúc ươm: Thời gian ươm, bạn đã trộn đất ươm với nước thành bùn, như vậy kể từ lúc đó đến khi cây mọc 2 lá (sau 4 – 5 ngày) thì bạn không cần phải tưới nước, bởi vì đất vẫn rất ẩm. Đến khi chuẩn bị đánh cây con đem trồng thì bạn tưới ít nước để đất được mềm, khi đánh cây con không bị đứt rễ, đất bầu không bị bở ra.

Lúc cây con: Khi mới trồng cây con xong, bạn cần tiến hành tưới nước liên tục vào 2 buổi sáng và chiều tối trong 3 – 4 ngày để cây hồi và sống, thích nghi với môi trường mới. Độ ẩm đất cần giao động từ 70 – 80%.

Lúc cây trưởng thành: Thời kỳ này, bạn phải đảm bảo độ ẩm đất từ 65 đến 75%, tuyệt đối không để cây thiếu hoặc thừa nước giai đoạn này bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa đậu quả.

Lúc sắp thu hoạch: Lúc sắp thu hoạch bạn nên đảm bảo đất trồng có độ ẩm ít nhất 60%, không nên ẩm quá vì như vậy quả dưa bò trên đất rễ bị thối.

Cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho dưa lê

Tăng năng suất: Đây có thể coi là ưu điểm vượt trội nhất của phương pháp tưới dưa lê nhỏ giọt. Hệ thống tưới nhỏ giọt này có ưu điểm là có thể điều chỉnh lượng nước cây dưa cần trong từng giai đoạn, đảm bảo nước cung cấp vừa đủ, không thừa, không thiếu, tạo điều kiện cây dưa sinh trưởng và phát triển tươi tốt, ra trái nhiều, hiệu quả kinh tế tăng cao.

Giải phóng sức lao động: Việc tưới dưa lê nói riêng cũng như tưới tiêu hoa màu nói chung tốn rất nhiều công sức của người nông dân. Họ phải mất cả ngày hoặc thậm chí vài ngày mệt nhọc để tưới dưa trên quy mô lớn. Thế nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh tự động hiện nay thì hoàn toàn khác, người trồng chỉ cần thực hiện những thao tác rất đơn giản như cắm máy bơm, mở van xả nước, thiết lập lượng nước chảy ra mỗi giờ trên từng mắt tưới/ đầu tưới nhỏ giọt là có thể thong thả làm việc khác, trong khi đó ruộng dưa lê vẫn được tưới đầy đủ.

Tiết kiệm nước, hạn chế cỏ mọc dại: Theo thống kê từ Bộ nông nghiệp thì trồng và chăm sóc dưa lê bằng phương pháp tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm từ 30 – 40% lượng nước, điều này sẽ rất tốt trong các giai đoạn thời tiết khô hạn, khan hiếm nước. Nước được truyền qua ống tưới/ dây tưới và chảy nhỏ giọt xuống gốc dưa, cung cấp độ ẩm để cây phát triển, hạn chế tối đa sự bốc hơi nước gây lãng phí. Chỉ vùng quanh gốc dưa mới ẩm, còn các rìa luống, rãnh thì không có nên cỏ dại không mọc được, giúp người dân đỡ phần nào khâu nhổ cỏ.

Thời gian thu hoạch dưa lê

Khoảng 60 ngày sau khi trồng dưa lê sẽ được thu hoạch. Bạn vạch lá dưa và xem quả dưa sẽ thấy dưa có màu trắng xanh, cầm chắc tay, ngửi có mùi thơm nhẹ, ăn rất ngọt. Khi thu hoạch thì quả chín bạn hái trước, những quả xanh, non thì để dành những ngày sau. Thời gian thu hoạch cả ruộng dưa lê kéo dài trung bình từ 20 – 30 ngày. Khi hái dưa lấy dao hoặc kéo cắt cuống dưa đảm bảo thẩm mỹ, xếp dưa vào thùng hoặc sọt nhẹ nhàng, tránh làm bầm dập hoặc trầy xước.

Cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Bài viết đã hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng và chăm sóc dưa lê theo phương pháp tưới nhỏ giọt. Nếu cần tư vấn thêm về các thiết bị tưới nhỏ giọt cũng như kỹ thuật lắp đặt hệ thống này thì bạn vui lòng liên hệ tới địa chỉ:

Xem thêm: Trồng 1000m2 Dưa Lưới Hết Bao Nhiêu Tiền?

ĐK khảo sát dự án tưới
Tư vấn, báo giá hệ thống tưới nông nghiệp

Main Menu