Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận bằng hệ thống tưới nhỏ giọt được người dân đánh giá cao bởi: phù hợp địa hình dốc miền núi, vận hành đơn giản, giúp tiết kiệm sức lao động, tăng sản lượng mận thu hoạch hàng năm.

Thời vụ trồng mận

Mận tam hoa là giống mận ngon, được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Quả mận giòn, ăn chua chua ngọt ngọt, khi chín có màu tím rất đẹp mắt. Về thời vụ trồng mận thích hợp nhất theo kinh nghiệm từ những trang trại diện tích mận lớn thì vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch và tháng 2, 3 dương lịch. Trồng đúng thời điểm là chìa khóa giúp cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất bội thu.

Địa hình thích hợp trồng mận là ở vùng đồi núi cao, cách mực nước biển 500m, do cây thuộc dạng cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ. Các vùng trồng nhiều mận ở nước ta hiện nay là SaPa, Lai Châu, Bắc Hà…

Thường thì giống cây mận bà con sẽ tự chiết hoặc mua cây giống từ viện nông nghiệp. Bạn đào các hố trồng kích thước dài x rộng x sâu lần lượt là 60 x 60 x60cm. Mỗi hố bón 20 kg phân chuồng hoai mục; 0,1kg kali; 0,2kg lân… rồi trộn đều với đất vừa đào lên, lấp đầy hố, khoảng 1 tháng sau tiến hành trồng. Khi trồng bóc lớp nilon ở bầu cây giống hoặc bầu chiết rồi lấp đất đầy để cố định cây. Nếu cần thiết có thể cắm cọc để đảm bảo cây không bị đổ ngã trước các yếu tố thời tiết như mưa, bão…

Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Khoảng cách trồng cây mận

Khoảng cách cây: Tùy vào mỗi hố trồng mà khoảng cách trồng cây có thể dày hoặc thưa, khoảng cách trung bình nhiều hộ áp dụng nhất là 5m/cây. Như vậy trung bình 1ha sẽ trồng khoảng 400 cây mận. Khoảng cách này vừa đủ rộng rãi để cây mận phát triển cành lá, cho nhiều hoa và quả.

Khoảng cách lối đi: Về cơ bản, do trồng chủ yếu ở vùng đồi núi sườn dốc nên lối đi trồng mận cũng khá dốc, khoảng cách giữa các lối đi dao động từ 4 – 5m, đủ rộng để bà con có thể thuận tiện chăm sóc: tỉa cành, tỉa quả, nhổ cỏ, bón phân, thu hoạch quả khi chín.

Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt: Ở mỗi gốc cây mận sẽ được bố trí ống hoặc dây tưới, ống/dây sẽ được quấn quanh gốc mận từ 1.5 đến 2 vòng, trên dây/ ống tưới có các mắt tưới cách nhau tầm 15 -20cm, điều này giúp nước được phân tán đều xung quanh gốc cây mận, không có tình trạng bên khô bên ướt.

Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Độ ẩm và lưu lượng nước tưới nước cho cây mận theo giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn phát triển, từ lúc mới trồng đến lúc thu hoạch thì lượng nước cần tưới cho diện tích mận sẽ có sự thay đổi nhất định. Khi mận cây con thì lượng nước tưới mỗi lần ít hơn, lúc mận trưởng thành, ra hoa quả thì tưới nhiều hơn gấp vài lần. Việc cung cấp nước đủ là yếu tố then chốt để cây mận sinh sôi phát triển mạnh, thiếu nước cây mận sẽ còi cọc và yếu ớt, ra quả ít.

Lúc cây con: Lúc mới trồng mận, cây mận còn khá yếu, chưa thích nghi với môi trường đất mới, do vậy người trồng cần chú ý tưới nước đều đặn khoảng 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối. Việc này giúp cây mau “hồi” sức, ra rễ nhanh hơn để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau 2 tuần, bạn duy trì 1 tuần tưới 1 – 2 lần là được. Độ ẩm đất duy trì khoảng 60%.

Lúc cây trưởng thành: Giai đoạn cây mận lớn, lượng nước tưới nhiều, trung bình 4 – 5 ngày bạn tưới/lần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nhiều nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng, nên bạn không nên tưới quá nhiều.

Lúc sắp thu hoạch: Bạn duy trì tưới nước 1 tuần/1 lần là được. Độ ẩm của đất cần đạt từ 50% trở lên.

Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho cây mận

Phương pháp tưới nhỏ giọt cho diện tích mận mang rất nhiều ưu điểm:

Giảm sức lao động: Mận thường trồng ở miền núi dốc nên việc tưới nước địa hình này sẽ tốn nhiều công sức và mệt mỏi. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình, mỗi gốc cây đều có sẵn dây tưới, ống tưới được kết nối với ống nhựa PVC dẫn nước, đảm bảo cung cấp cây trồng lượng nước đủ kể từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Tiết kiệm 50% lượng nước: Nước tưới nhỏ giọt thấm nhẹ nhàng vào đất, gần như không tác động vào đất, nhờ vậy không gây xói mòn, rửa trôi đất như phương pháp dùng vòi bơm xả nước vào từng gốc cây. Nước không bị bốc hơi mà giữ lại độ ẩm trong đất lâu hơn, nhờ vậy tiết kiệm đến 50% lượng nước.

Tăng sản lượng thu hoạch: Nhờ được cung cấp đủ đầy nước trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt thời gian cây mận nuôi quả mà lượng quả nhiều, to, nặng, cho sản lượng thu hoạch nhiều hơn 1.3 – 1.5 lần so với phương pháp tưới truyền thống. Nhờ vậy bà con cũng thu về lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thời gian thu hoạch mận

Khi thấy quả bắt đầu hơi tím, ăn vào chua ngọt vừa miệng thì bạn có thể thu hoạch. Không nên thu hoạch khi mận quá xanh ăn vào sẽ chua và chát, không ngon. Trong trường hợp cần vận chuyển xa bạn thu hái mận khi quả chín từ 75 đến 85%, lúc này quả vẫn giữ được độ cứng, không bị dập nát khi di chuyển quãng đường dài. Bảo quản mận nơi khô thoáng.

Cách trồng và chăm sóc cây mận theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc mận bằng phương pháp tưới nhỏ giọt đã được chia sẻ rất chi tiết trong bài viết. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích cho bà con nông dân muốn áp dụng tiến bộ khoa học vào kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Nếu cần được tư vấn hoặc báo giá lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái, bạn vui lòng liên hệ tới Lisado.

ĐK khảo sát dự án tưới
Tư vấn, báo giá hệ thống tưới nông nghiệp

Main Menu