QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG

Quy trình này được đúc kết trong quá trình sản xuất tại miền Bắc, nơi có khi hậu khắc nhiệt, thời tiết thất thường. Mong rằng với kiến thức chia sẻ từ chuyên gia Lisado, bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trồng dưa lưới giá thể trong nhà màng để có mùa vụ bội thu.

Chuẩn bị trước khi trồng dưa lưới

Thuốc bảo vệ thực vật: Thay vì đợi đến lúc dưa lưới bị sâu bệnh hại bạn mới cuống cuồng tìm thuốc bảo vệ thực vật phù hợp thì tốt nhất bạn nên dự tính những bệnh thường gặp ở dưa lưới, chuẩn bị các loại thuốc trừ sâu bệnh tương ứng. Phòng sẵn thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc loại trừ sâu bệnh hại lây lan nhanh, ảnh hưởng chất lượng cũng như sản lượng dưa lưới.

Sau đây là các nhóm thuốc bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu trồng:

Nhóm thuốc trị bệnh cây:

Tên thuốc Cách sử dụng Trị bệnh Lưu ý khi sử dụng
Anvil 5SC 1ml/ lít nước Phấn trắng
Stanner 20g/bình 20l nước Trị thối thân, thối nhũn do vi khuẩn
Antracol 50g/ bình 16 lít nước Trị giả sương mai
Vôi bột Pha loãng 1kg với 5l nước, thành dạng sệt. Bôi lên vết thương Trị thối thân
Physan 20 SL (lạnh) 1ml / 1 lít nước Trị thối thân – lở loét – nhiễm khuẩn
Nano đồng + Nano bạc 25ml mỗi loại/ bình 20 lít Khử trùng các dụng cụ cắt tỉa
Cheatomium Phun theo bao bì. Chỉ nên dùng phun phòng Trị giả sương mai – phấn trắng Thành phần sinh học
Nano Elititor Phun theo bao bì. Chỉ nên dùng phun phòng Trị giả sương mai – phấn trắng Thành phần sinh học
Trichodemar Hoà 0.5kg mật rỉ + 1kg trichodemar, xục 3 tiếng. lọc cặn lấy nước tưới cho cây qua hệ thống nhỏ giọt Phòng trừ nấm – héo xanh Tưới vào thời điểm cuối ngày. Ngắt phân 2 tiếng trước khi tưới tricho

 

Nhóm thuốc trị sâu hại:

Tên thuốc Cách sử dụng Đặc trị Lưu ý
Radiant 60 SC 15ml / bình 16l nước Nhện đỏ – bọ trĩ Cách ly 3 ngày
Basa 50 EC 30ml / bình 20l nước Rệp – muội đen Thuốc nóng – tránh phun cây con
SK EnSpray 99 EC 80 – 120ml/ bình 16l nước Rệp trắng – rệp sáp

 

Nhóm phân bón hỗ trợ:

Tên thuốc Cách sử dụng Tác dụng
NPK 19 19 19 Hoà tan phun qua lá 1 tuần 1 lần trong giai đoạn cây từ 2 – 7 lá. Phát triển cây con – phát triển cành lá
NPK 21 – 11- 21 Hoà tan phun qua lá 1 tuân/ lần trong giai đoạn chuẩn bị ra bông Dưỡng bông
NPK 16 9 34 Hoà tan phun qua lá 1 tuần/lần trong giai đoạn dưỡng quả. Dưỡng trái
Amino 1000 Hoà loãng 50ml/ bình 16l Phun tăng cường giúp ra hoa đồng đều
H3BO3 10g / bình 20 lít nước Kích hoa
Keplis 20 ml/ bình 20 lít nước Kích hoa
Powerfeed 15ml/ bình 16l nước Dày thân, dày lá. Cây thiếu sáng – lá mỏng – nhỏ – vống cao
Gói rong biển 1 gói 10g / bình 16l Giúp lá dày, khoẻ, làm mát cây. Phun thời điểm mới xuống cây giúp phát triển rễ.
KALI GEL 300 grams/ 300 lít nước Tưới theo đường tưới nhỏ giọt Tạo ngọt – chắc thịt, nhiều cùi
SiliK Phun tạo ngọt 20ml/ bình 20 lít nước Tạo ngọt – chắc trái

Thời vụ trồng dưa lưới

Miền Bắc: Bà con có thể trồng 3 vụ chính:

  • Vụ Hè: Gieo hạt tháng 4 và thu hoạch vào tháng 6
  • Vụ Thu: Gieo hạt tháng 7 và thu hoạch vào tháng 9
  • Vụ Đông: Gieo hạt tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12

Miền Nam: Thời tiết trong Nam khá ổn định, bà con có thể trồng dưa lưới trong nhà màng quanh năm.

Chuẩn bị hạt giống dưa lưới phù hợp

Hạt giống cần mua hạt F1 tại các cửa hàng chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp, không nên dùng hạt của trái ăn xong gieo lại.

Hướng dẫn ngâm ủ hạt trước khi gieo:

Hạt ngâm trong nước ấm 40 độ từ 2-3 tiếng, vớt ra ủ trong khăn xô ẩm, đặt nơi ẩm ướt, sau 2 – 3 ngày hạt dưa nứt vỏ, ra rễ. Lưu ý không để quá ẩm, quá úng nước khiến hạt có tỷ lệ thối cao.

Hướng dẫn ngâm ủ hạt trước khi gieo

Gieo hạt vào khay xốp

Đem hạt gieo vào khay xốp. Ấn hạt chìm xuống khoảng 0.5 – 0.8cm, sau đó phủ lên bề mặt 1 lớp vụn xơ dừa mỏng. (video)
Chú ý không ấn hạt quá sâu làm hạt nảy mầm kém hoặc nảy mầm ngược xuống dưới đáy khay xốp.

Gieo hạt vào khay xốp

Không gieo hạt quá nông sẽ dễ khiến hạt bị thối thân hoặc gốc do khi nảy mầm, phần gốc dưới thân tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt làm hỏng hạt. Đặt khay giống ở nơi có bóng râm.

Khi cây có 1 – 2 lá thật, bạn đem khay cây dưa con ra chỗ nắng, tưới nhẹ đủ ẩm để cây mập và cứng cáp, tránh bị vóng (dài cây, thân cây yếu, dễ gãy).

Tầm 2-3 ngày sau hạt sẽ nảy mầm (mọc lên 2 lá mầm)

Tầm 2-3 ngày sau hạt sẽ nảy mầm (mọc lên 2 lá mầm).

Xử lý nhà màng trước khi trồng

Trước khi trồng tiến hành xử lý khử trùng, vệ sinh nhà màng, hệ thống máng thoát nước… nhằm hạn chế sự gây hại của các loại nấm bệnh.

  • Khi cây đạt 2-3 lá thật tiến hành trồng vào bầu.
  • Mật độ trồng: 2600 – 3000 cây/1000m2
  • Hàng đơn: Cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 1.2 – 1.5 m
  • Hàng đôi: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 1.8 – 2 m

Đưa cây vào bầu

Bước 1: Xơ dừa ngâm nước vôi nồng độ 5% thời gian ngâm 1 tuần, sau khi ngâm xong vớt ra để ráo, trộn giá thể ươm theo tỷ lệ 2 xơ dừa + 1 tro trấu.

Bước 2: Chuẩn bị túi bầu kích thước 18 x 36cm, sử dụng xơ dừa đã qua xử lý hoặc xơ dừa nén đã xử lý để trồng. Yêu cầu về xơ dừa có EC (tổng chất rắn hóa tan) dưới 0.5 và pH dưới 6.5 để đảm bảo cây dưa lưới không bị vàng do xơ dừa chưa xử lý.

Bước 3: Trộn lẫn phân hữu cơ trùn quế + xơ dừa trước khi cho vào túi bầu với tỉ lệ 7 xơ dừa 3 trùn quế. Tức là 7kg xơ dừa thì 3kg trùn quế. Việc này sẽ giúp cây dưa lưới có đủ chất dinh dưỡng phát triển nhanh và khỏe mạnh trong giai đoạn mới trồng.

Bước 4: Cho xơ dừa vào túi bầu, lấp đầy khoảng 4/5 chiều cao của túi bầu.

Bước 5: Khi cây con có 1-2 lá thật, lựa cây có thân lá to khỏe, không còi cọc, vàng lá, thối gốc… đưa vào chậu. Chú ý khi trồng khoảng cách từ lá mầm dưa cách bề mặt xơ dừa ~ 1-2cm, quá cao cây ngã, quá thấp dễ úng.

Đưa cây con vào bầu xơ dừa đóng sẵn

Cắm que tưới gốc dưa khoảng 3 – 5cm, tránh trường hợp cắm quá xa, bộ rễ của dưa còn nhỏ khiến cây không hút được dinh dưỡng.

Lắp đặt hệ thống tưới có độ chính xác cao giúp tiết kiệm phân bón và nước tưới cho cây trồng. Tham khảo một số sản phẩm tưới nhỏ giọt Israel.

Sử dụng phân bón dung dịch thuỷ canh Grow Master bao gồm đầy đủ 12 nguyên tố đa – trung – vi lượng để tưới cho cây, giúp cây phát triển thân cành nhanh nhất.

Cách sử dụng phân bón Grow Master cho hệ thống tưới nhỏ giọt

Thời gian tưới từ giai đoạn 2 lá thật đến 5 lá thật là 500 ppm – dung dịch phân tưới vào khoảng EC 1.0 (mS/cm), với độ pH là 5.8. Sử dụng bút đo TDS và bút đo pH để xác định lượng phân tưới chính xác cho cây, tránh gây thiếu hụt dinh dưỡng khiến cây phát triển chậm hoặc thừa dinh dưỡng gây tốn kém.

Lượng nước tưới thời điểm này từ 500ml – 800ml và chia đều làm 6 lần tưới. Thời gian tưới cho cây bắt đầu từ lúc 6h sáng đến 18 giờ chiều. Ban đêm không cần tưới.

Để tư vấn kỹ hơn về chia thời gian tưới, vui lòng liên hệ số điện thoại 0972.627.927 để được hỗ trợ tận tình nhất.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của côn trùng gây hại như bọ trĩ, nhện đỏ, phấn trắng, rệp sáp… ở dưa lưới. Tùy mỗi bệnh mà có cách phun phòng và trị khác nhau. Lisado luôn hỗ trợ bạn, add zalo và gửi hình ảnh bạn đang gặp phải cho chúng tôi để được giải quyết nhanh nhất.

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị móc treo cho cây dưa leo. Sử dụng móc thép treo dưa và sợi se cho cây leo tại shop của Lisado – giá rất rẻ mà sử dụng từ 2 – 5 năm.

Quấn sợi se quanh móc thép, mỗi cuộn có độ dài từ 3,5 – 4m sợi se, treo lên và sử dụng kẹp thân để móc vào gốc của mỗi cây dưa. Mỗi cây sẽ có 1 móc treo để từ đó cây có thể leo lên.

Khi cây có 6-8 lá thật sẽ bắt đầu ra tua leo dây. Bạn cần tiến hành quấn dây leo cho dưa, khi quấn cần nhẹ nhàng để tránh bị gãy ngọn. 2 ngày một lần phải tiến hành quấn dây và cắt chèo cho dưa.

Quấn sợi se cho cây dưa phát triển

Cắt chèo cho dưa (đây được gọi là chèo dưa)

Ta đếm từ 1 đến 7 lá thật. Cắt tất cả các chèo dưa từ gốc lên đến lá thứ 7 để cây tập trung phát triển chiều cao và các lá ở ngọn.
Giai đoạn này thường dưa lưới thường gặp các loại nấm bệnh như: bệnh sương mai, phấn trắng (do thời tiết thiếu nắng hoặc mưa nhiều) bệnh xì mủ (do nhiễm khuẩn thân), bệnh khảm do nhiễm virut do côn trùng cắn… Cần lưu ý phát hiện sớm bệnh để đưa ra phương án phòng bệnh nhanh nhất, tránh bị lây lan, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất thu hoạch.

Cắt chèo cho dưa (đây được gọi là chèo dưa)

Nhận biết hoa đực và hoa cái của dưa lưới

Hoa đực thường xuất hiện ngay nách lá trên thân cây. Hoa cái thường xuất hiện ở chèo lá thứ 1 của cây. Chính vì vậy, ở lách lá từ thứ 7 đến lách lá 14, tất cả các chèo phải để lại 1 lá để hoa cái có chỗ chui ra.

Ở giai đoạn từ lá thứ 7 đến lá 14, bạn sử dụng dinh dưỡng thuỷ canh Grow Master ăn lá với nồng độ dinh dưỡng EC 2.0 – 2.8 (mS/cm), tương đương với 1000 – 1400 ppm và pH luôn duy trì ở mức 6.2.

Lượng nước tưới cần thiết từ 800 – 1200 ml/ngày/bầu, chia làm 8 lần tưới. Tưới nhiều hơn vào thời điểm 6h sáng – 12h trưa và 18h chiều.

Nhận biết hoa đực và hoa cái của dưa lưới

Giai đoạn thụ phấn – định trái – cắt ngọn

Giai đoạn thụ phấn xuất hiện khi cây bắt đầu có lá thứ 12 đến 15. Đây là giai đoạn bạn cần chăm chỉ 200% để đạt hiệu quả thụ phấn tốt nhất.

Bạn có thể để ong tự thụ phấn cho dưa nhưng để đảm bảo tỉ lệ đậu quả cao thì tốt nhất nên sử dụng tay thụ phấn thủ công. (Lười thụ tay là không có cơm ăn). Thời gian thụ phấn hiệu quả nhất 7h đến 10h sáng, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần.

Cách thụ phấn bạn coi clip sau đây:

Lưu ý:

Hiện tại có rất nhiều vườn thụ phấn không đậu hoa và đậu lác vài trái. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết mưa kéo dài, không có nắng hoặc thời tiết có độ ẩm cao. Dưới đây là biện pháp nhằm cải thiện, khắc phục tình trạng này:

  • Khi được 7 lá thật, bắt đầu chuẩn bị cho thụ, bạn phun H3BO3 hoặc Canxi Bo. Liều lượng từ 7 – 10g/bình 20 lít nước.
  • Sau khoảng 2 ngày bạn phun tiếp MKP (KH2PO4) + 20ml Keplis/ bình 20 lít.
  • Sau 2 ngày phun tiếp Amino 1000 với liều lượng 20ml/bình 20l.
  • Sau khi thụ được bông nào, cần đánh dấu lại các bông đã được thụ và thụ tiếp cho các bông khác từ nách thứ 7 đến nách thứ 14.

Định quả – lựa chọn quả

Điều chỉnh dinh dưỡng sử dụng dung dịch thuỷ canh GrowMaster ăn quả, nồng độ để từ EC 2.3 – 2.6 (mS/cm), pH 6.2 – 6.5.
Thời gian tưới 10 lần, lượng nước tưới từ 1200 – 1500 ml/ngày/bầu. Sau khoảng 7 ngày thụ, quả bắt đầu lớn và tạo lưới. Mỗi cây chỉ nên chọn một quả để đảm bảo kích thước và độ ngọt quả.

Treo quả:

Sử dụng móc treo quả hoặc sử dụng dây mềm để buộc đỡ quả tránh tình trạng quả nặng khiến chèo bị gãy, rụng.

Nên chọn những quả có cuống to, tròn đều. Những quả nhỏ hơn thì nên bỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái chính to và ngon nhất. Không nên tham lam giữ cả khiến chất lượng các trái kém, nhẹ…

Chú ý: Nếu thời tiết nắng quá thì bạn cần bổ sung thêm nước. Nếu trời mưa thì nên giảm lượng nước tưới. Giai đoan hình thành vân lưới chú ý chế độ nước ánh sáng để đạt vân lưới đẹp nhất.

Tạo vân lưới

Để tạo sản phẩm quả có chất lượng tốt và hình thức bắt mắt thì quá trình tạo vân lưới dưa rất quan trọng. Hiện tượng nứt quả, nứt vân to hơn so với bình thường có thể thừa đạm hoặc trong quá trình tưới thiếu Canxi.

Tạo vân dưa lưới

Hiện tượng hay gặp nhất:

1. Nứt vân quá lớn do thừa đạm + thiếu canxi. Xử lý bằng cách phun thêm Canxi bo và tiết giảm lượng đạm.
2. Vân lưới bị đen, chảy mủ: Trong quá trình nứt vân dễ bị các vi khuẩn xâm hại các vết nứt khiến vết nứt bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Lúc này cần phun xử lý khử khuẩn bằng thuốc BVTV.

Hiện tượng và cách khắc phục dưa lưới nứt vân

Khoảng 40 – 45 NSG, cây đã định trái có 25-28 lá thật thì ngắt ngọn. Ngắt luôn tất cả các chồi nách phía trên.

Giai đoạn chờ thu hoạch

Lượng nước trung bình cần tưới là 1400 – 1600 ml/bầu/ngày. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài thì lượng nước tưới cần tăng khoảng từ 15 – 25% so với thông thường. Nồng độ dinh dưỡng EC cần từ 2.8 – 3.0 (mS/cm), pH từ 6.0 – 6.5. Sử dụng Dung dịch thuỷ canh GrowMaster ăn quả để tăng độ ngọt cho dưa. Tưới khoảng 1 – 2 lần/ngày.
Cắt dần các lá già, sâu, từ gốc lên, cố gắng giữ 20-23 lá cho đến khi thu hoạch.
Trọng lượng quả dưa lưới khi thu hoạch đảm bảo đạt từ 1.4 – 1.8kg/quả.
Các hiện tượng bệnh thường gặp trong giai đoạn này là nứt thân, xì mủ. Tuỳ theo điều kiện thời tiết mà xuất hiện các bệnh khác nhau.

Bón phân tăng cường độ ngọt cho dưa

Trước 15 ngày thu hoạch muốn tăng cường độ ngọt, chắc trái, nhiều cùi cho dưa thì bạn cần sử dụng K2SO4 hoặc SiliK hoặc tưới gốc bằng GEL KALI.

  • K2SO4/ SiliK : Mật độ phun 2 ngày/ lần
  • GEL KALI 60%: Tưới 2 ngày 1 lần qua đường tưới nhỏ giọt
  • Giảm nồng độ dung dịch tới cho dưa mỗi ngày 200ppm

Nhận biết quả chín

Sau 40 – 45 ngày kể từ khi thụ phấn, dưa lưới sẽ cho thu hoạch. Đặc điểm nhận dạng trái dưa lưới chín là cuống bị nứt, vỏ trái chuyển màu xanh > xám. Với dưa lưới vỏ vàng có thể nhận biết được màu quả vàng chanh > vàng cam, có mùi thơm nhẹ. Với cây thì lá già, dày, bắt đầu vàng, thân từ xanh > vàng, tua cuốn héo.

Cắt nước – cắt phân chuẩn bị sắp thu

Trước 5 ngày thu tiến hành cắt phân, chỉ tưới nước bình thường, giảm ½ lượng nước tưới cho cây. Dừng phun tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón qua lá.

Thu hoạch dưa lướiTrên đây là những kinh nghiệm quý về cách trồng dưa lưới giá thể trong nhà màng bạn nhất định phải biết. Chúc bạn thành công với những hướng dẫn của Lisado. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình trồng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể hơn.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Main Menu