Các vật dụng cần có để xây dựng một hệ thống thủy canh dạng bấc

Các vật dụng cần có để xây dựng một hệ thống thủy canh dạng bấc

Hệ thống thủy canh dạng bấc là hệ thống đơn giản nhất trong tất cả 6 loại hệ thống thuỷ canh. Bởi vì theo lẽ thường, hệ thống này không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào, do đó nó không sử dụng đến máy bơm hay điện năng.

Tuy nhiên, một vài người vẫn thích sử dụng một chiếc máy bơm không khí trong bể chứa. Bởi vì nó hoạt động không cần điện và cũng khá hữu ích ở những nơi không thể sử dụng điện hoặc điện năng không đáng tin cậy.

Khi bạn lần đầu tìm hiểu về thuỷ canh, hoặc vừa mới bắt đầu làm thuỷ canh thì hệ thống dạng bấc là một hệ thống dễ xây dựng. Loại hệ thống thuỷ canh này cũng thường được các giáo viên sử dụng để làm thí nghiệm cho học sinh. Chúng giúp giải thích sự phát triển của cây, cũng như tạo cho học sinh sự hứng thú với thuỷ canh.

Các vật dụng bạn cần có để xây dựng một hệ thống dạng bấc

  • Một chiếc xô hoặc thùng chứa để trồng cây
  • Một chiếc xô hoặc thùng chứa để làm bể chứa
  • Một loại chất nền tốt dành cho hệ thống dạng bấc như xơ dừa, vermiculite, hoặc đá trân châu
  • Một số dải dây chất liệu nỉ hoặc thừng dạng bấc tốt

Cách mà một hệ thống dạng bấc hoạt động giống như tên gọi của nó, về cơ bản, nó đưa dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa đến cây trồng thông qua quá trình hoạt động mao dẫn. Có nghĩa là nó hút nước lên các cây trồng qua bấc giống như bọt biển. Thông thường các hệ thống dạng bấc tốt sẽ có ít nhất hai hoặc nhiều hơn các đoạn dây bấc có kích thước phù hợp để cung cấp đủ nước (dung dịch dinh dưỡng) cho cây. Xô/thùng chứa cây trồng được đặt ngay trên bể chứa. Bằng cách này, nước không cần truyền đi quá xa để có thể đến được chất nền chứa cây trồng.

Mô hình thủy canh dạng bấc

1. Bấc

Bản thân sợi bấc có lẽ là phần quan trọng nhất của hệ thống dạng bấc, bởi vì nếu không có bấc có khả năng hút tốt, cây trồng sẽ không được cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng mà chúng cần. Bạn có thể cần phải làm một vài thử nghiệm các chất liệu khác nhau để biết nên chọn loại nào làm bấc là tốt nhất. Khi tìm kiếm chất liệu tốt để làm bấc, bạn sẽ muốn dùng loại chất liệu nào đó thấm hút tốt, nhưng vẫn có khả năng chống mủn, thối rữa. Sau đó, hãy rửa sợi bấc thật kĩ trước khi sử dụng nó, như vậy bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng thấm hút của hầu hết các loại chất liệu bấc.

Một số chất liệu phổ biến người ta hay sử dụng cho hệ thống dạng bấc gồm dây sợi, các dải dây nỉ propylene, bấc sử dụng cho đuốc, các dây hoặc dải tơ nhân tạo, dây nilong, cotton, các dải vải từ quần áo hoặc chăn cũ,..v..v..

Hãy đảm bảo sử dụng đủ bấc để hỗ trợ cây trồng hấp thụ nước. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn xây dựng hệ thống dạng bấc của mình, loại cây bạn trồng, và chất nền mà bạn sử dụng. Bạn có thể sẽ cần ít nhất 2-4 bấc trừ khi hệ thống của bạn thực sự nhỏ. Ngoài ra, sợi bấc càng ngắn, đoạn đường đưa nước từ bể chứa đến chất nền và rễ càng ngắn, nó sẽ càng đưa được nhiều nước hơn đến chất nền.

Một khi dung dịch dinh dưỡng được đưa lên chất nền thuận lợi thông qua hệ thống bấc, bạn sẽ muốn sử dụng một loại chất nền có khả năng thấp thụ tốt để tiến hành đưa lên nhiều dung dịch hơn và duy trì độ ẩm. Một số loại chất nền được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống dạng bấc là xơ dừa, Vermiculite hoặc đá trân châu. Và trong một số trường hợp, ngay cả tinh thể polyme hấp thụ nước cũng đã được sử dụng.

Không

Giàn trồng rau thủy canh tại nhà phổ biến

2. Bể chứa

Bể chứa trong hệ thống dạng bấc có thể lớn hoặc nhỏ, chỉ là không để nó bị khô cạn. Bạn cũng nên duy trì mực nước đủ cao để nước (dung dịch dinh dưỡng) không cần phải đi quá xa để đến được chất nền và khu vực rễ cây. Bạn cần phải đổ dung dịch dinh dưỡng mới vào bể chứa khi cần, cũng như làm sạch và thay đổi nó hoàn toàn sau một khoảng thời gian. Đơn giản bởi vì tảo hoặc các vi sinh vật có thể bắt đầu sinh trưởng trong nước giàu thức ăn, đặc biệt nếu bể chứa không có khả năng che chắn ánh sáng.

Do hệ thống bấc đưa nước và các chất dinh dưỡng lên đồng đều nhưng cây trồng lại hấp thụ chúng không đồng đều, lượng muối dinh dưỡng dư thừa có thể bị tích tụ trong chất nền ngày càng nhiều theo thời gian. Bởi vậy bạn sẽ phải loại bỏ nó bằng nước sạch thường xuyên, có thể vài tuần một lần. Điều đó sẽ làm giảm khả năng tạo muối dinh dưỡng và dẫn đến mức độc hại đối với cây trồng.

3. Bơm không khí tuỳ chọn

Việc sử dụng một chiếc máy bơm không khí và đá không khí để sục khí cho nước trong hệ thống dạng bấc là không cần thiết, tuy nhiên nó cũng có thể có ích. Trong khi rễ cây lấy oxi từ các lỗ khí nhỏ trong chất nền, chúng cũng trực tiếp hấp thụ oxi hoà tan từ trong nước. Bên cạnh việc hỗ trợ sục khí cho nước, sự chuyển động và đi lên của bong bóng giúp cho nước tuần hoàn. Việc duy trì dung dịch dinh dưỡng chuyển động xung quanh giúp cho các chất dinh dưỡng trong dung dịch luôn được trộn đều. Nếu nước trong trạng thái tĩnh lặng, theo thời gian, các chất dinh dưỡng có thể lắng xuống đáy. Tuy nhiên, nếu dự định sử dụng một chiếc máy bơm không khí, có lẽ bạn nên xây dựng một hệ thống thuỷ canh động thay vì hệ thống dạng bấc.

Xem thêm

Hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu

Nhược điểm của hệ thống thủy canh dạng bấc

Nhược điểm lớn nhất của các hệ thống thuỷ canh dạng bấc là chúng không thực sự hoạt động tốt được đối với các cây lớn hơn cần được cung cấp nhiều nước hơn. Chúng phù hợp hơn cho các loại cây không quả nhỏ hơn như xà lách và các loại thảo mộc. Khi bấc hút độ ẩm lên rễ cây, cây càng lớn sẽ càng cần nhiều nước hơn. Nếu chúng là các cây ăn trái, chúng thậm chí còn cần nhiều nước hơn để hỗ trợ sự phát triển của quả.

Các hệ thống dạng bấc cũng có những bất lợi do kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Những cây trồng cần nhiều dưỡng chất có thể cũng cần phải được cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với tốc độ mà các bấc cung cấp. Xà lách và các loại thảo mộc nhìn chung cần mức độ dinh dưỡng nhẹ hơn trong khi các cây như cà chua, ớt và hầu hết các cây ăn trái cần lượng dinh dưỡng đậm đặc hơn.

Một nhược điểm nữa của các hệ thống dạng bấc là việc cây trồng không thể hấp thụ dinh dưỡng và nước một cách đồng đều, và bấc cũng không thể cho bạn biết cây cần các chất dinh dưỡng gì. Cây hấp thụ nước và dinh dưỡng mà chúng cần, và để lại phần còn thừa trong chất nền. Điều này về sau có thể gây ra sự tích tụ độc hại của muối khoáng ở trong chất nền. Do vậy, cần phải thường xuyên loại bỏ sạch dinh dưỡng dư thừa ra khỏi khu vực rễ cây (môi trường chất nền) bằng nước sạch, khoảng một lần mỗi tuần.

Nguồn tham khảo: http://www.homehydrosystems.com/hydroponic-systems/wick-system_systems.html

Main Menu