Vai trò của nguyên tố đa lượng trong dung dịch thủy canh

Vai trò nguyên tố dinh dưỡng đa lượng trong dung dịch thủy canh

Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng thiết yếu trong dung dịch thủy canh bao gồm đạm (N), lân (P), kali (K). Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển sinh trưởng của cây trồng. Vai trò cụ thể của từng nguyên tố như thế nào? Cùng Lisado tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vai trò của đạm (N) 

Đạm là dưỡng chất cần thiết cho cây trồng trong suốt quá trình cây sinh trưởng, phát triển, nhất là trong giai đoạn cây đang tăng trưởng. Đạm là thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin… Khi cung cấp đủ đạm, cây đâm chồi nảy lộc nhanh hơn, xanh hơn, kích thước lá to hơn, quang hợp tốt.

Vai trò của đạm (N) trong dung dịch thủy canh

Ngược lại, nếu bị thiếu N, cây sinh trưởng kém, héo úa còi cọc, quang hợp kém, không hình thành diệp lục, lá màu vàng. Cây ít đẻ nhánh phân cành, năng suất thấp.

Khi cây bị thừa đạm, thân lá tăng trưởng nhanh nhưng mô cơ giới hình thành kém nên cây rất yếu, dễ bị đổ và sâu bệnh. Sự dư thừa N còn dẫn đến những hệ quả tiêu cực với sức khỏe người dùng, gây nhiều căn bệnh nguy hiểm.

2. Vai trò của Lân (P)

Đây là một dưỡng chất rất quan trọng trong dung dịch thủy canh. Lân có vai trò quan trọng trong sự hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích quá trình đâm chồi nảy lộc, thúc đẩy cây nhanh ra hoa kết quả.

Vai trò của Lân (P) trong dung dịch thủy canh

Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein và quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, giúp rễ ăn sâu và lan rộng, giữ cho cây vững chắc hơn, chống chịu tốt với những tác động tiêu cực từ môi trường như chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh…

Vì thế, lân là một trong những nguyên tố thiết yếu không thể thiếu trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh.

Nếu bị thiếu lân, lá cây sẽ dần chuyển sang màu vàng  từ mép lá vào trong. Lá nhỏ hơn, đẻ nhánh ít hơn, thân cây non yếu, năng suất rau trồng bị giảm sút.

3. Vai trò của Kali (K)

Cùng với đạm và lân thì Kali  cũng là dưỡng chất dinh dưỡng không thể thiếu trong dung dịch thủy canh. Kali có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong rau trồng.

Vai trò của Kali (K) trong dung dịch thủy canh

Kali thúc đẩy cây ra nhiều nhánh, nhiều lá, phân cành nhiều, cây cứng cáp hơn, tăng khả năng chống chịu của rau trồng với điều kiện môi trường ngoài như hạn hán, ngập úng, gió rét, kháng sâu bệnh…

Bổ sung đầy đủ kali cũng giúp chất lượng rau quả được nâng cao hơn. Màu sắc quả tươi đẹp hơn, hương vị quả thơm ngon hơn, tăng chất bột cho nhiều loại củ như khoai sắn, ngô… Từ đó, năng suất cây trồng cũng được đảm bảo.

Bên cạnh đó, sử dụng kali còn giúp tăng hiệu quả sử dụng đạm và lân.

Ngược lại, nếu rau trồng cây trồng bị thiếu K thì lá sẽ hẹp hơn, ngắn hơn, lá xuất hiện các chấm đỏ, dễ héo úa và lá dễ bị quăn, cây phát triển chậm, còi cọc…

Tổng quát lại Vai trò của các nguyên tố đa lượng N, P, K trong dung dịch thủy canh như sau:

Vai trò nguyên tố dinh dưỡng đa lượng trong dung dịch thủy canh

Với một số thông tin cung cấp trên đây có thể thấy các nguyên tố đa lượng rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rau trồng thủy canh. Để  tạo điều kiện cho rau trồng phát triển tốt nhất, bạn cần cung cấp đủ các nguyên tố vào dung dịch thủy canh.

Tốt nhất nên mua các sản phẩm dung dịch thủy canh pha sẵn với hàm lượng dưỡng chất đã được cân bằng sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn lại vô cùng tiện dụng.

Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá

[ux_products cat=”125″]

Bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

[formidable id=25]

Main Menu