Vai trò của 6 nguyên tố vi lượng trong dung dịch thủy canh

Vai trò của 6 nguyên tố vi lượng trong dung dịch thủy canh

Nhóm nguyên tố vi lượng trong dung dịch thủy canh thường gồm: đồng (Cu), Bo (B), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Clo (Cl)… Những dưỡng chất này cây trồng cần với số lượng ít nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rau trồng.

1. Vai trò của Đồng (Cu)

Đồng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây. Khi thiếu đồng cây rũ xuống thiếu sức sống, lá cây thường chuyển sang quầng màu da trời tối rồi bạc dần, quăn lá, có các vết hoại tử trên lá hay quả;  cây khó ra hoa tạo quả.

2. Vai trò của Bo (B)

Bo cũng là một trong những vi chất quan trọng trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, sự hình thành của thành tế bào, protein và hạt giống. B tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hoocmon, trao đổi N, các chất khoáng và nước.

Vai trò quan trọng của 6 nguyên tố vi lượng trong dung dịch thủy canh

Nếu cây không được cung cấp đủ B có thể bị cháy và héo chồi non, chồi nhánh của cây, hoa không thể hình thành, tỷ lệ đậu quả kém. Tham khảo nồng độ dành cho rau cải tại đây.

3. Vai trò của Mangan (Mn)

Mangan là thành phần của các hệ thống enzyme trong cây. Mn hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất trong cây, hỗ trợ sự tổng hợp diệp lục, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Mangan giúp tăng cường sự nảy mầm của hạt.

Khi thiếu đi Mn sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng.

4. Vai trò của Sắt (Fe)

Sắt là chất xúc tác để hình thành nên diệp lục và một số hệ thống men hô hấp. Khi cây thiếu Sắt, lá cây sẽ có màu nhợt nhạt thậm chí chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, với biểu hiện trước tiên xuất hiện ở các lá non của cây.

Vai trò quan trọng của 6 nguyên tố vi lượng trong dung dịch thủy canh

Nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt có thể do thiếu cân bằng với các kim loại khác như Đồng hay Mangan, quá thừa Lân; hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp…

5. Vai trò của Molipden (Mo)

Molipden là vi chất rất cần thiết cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Molipden giúp tổng hợp đạm cộng sinh và chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ cho cây.

6. Vai trò của Clo (Cl)

Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây và các quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali…  Bên cạnh đó, Clo còn giúp kiểm soát được sự thoát hơi nước.  Vì thế, Clo là dưỡng chất vi lượng không thể thiếu trong dung dịch thủy canh.

7. Vai trò của Kẽm (Zn)

Kẽm tham gia hoạt hóa enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây,  hỗ trợ tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men. Theo đó, kẽm là vi chất rất cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các chất diệp lục và các Hydratcarbon.

Khi cây trồng bị thiếu kẽm sẽ gây ra rối loạn trao đổi auxin, ức chế sinh trưởng, cây phát triển chậm, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn.

Trên đây là vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng. Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cây. Vì thế nó đều được tích hợp đầy đủ trong dung dịch thủy canh với hàm lượng vừa đủ, cân đối giữa các chất, cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng, giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá

[ux_products cat=”125″]

Bài viết về dung dịch thủy canh bạn có thể tham khảo thêm:

Please select a valid form

Main Menu