Tìm hiểu kĩ thuật trồng dây tây tại Đà Lạt

Tìm hiểu kĩ thuật trồng dâu tây thủy canh tại Đà Lạt

Chúng ta vẫn thường biết đến Đà Lạt với thương hiệu là thung lũng của các loài hoa quả. Và dâu tây là một trong số những loại quả độc đáo đó. Dâu tây được trồng ở Đà Lạt theo nhiều phương thức, trong đó có phương pháp thủy canh. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ thuật trồng dâu tây thủy canh tại thành phố ngàn hoa này.

Dâu tây thủy canh trồng dễ hay khó?

Dâu tây là một loại quả có giá trị cao trên thị trường. Chúng vừa có thể dùng ăn trực tiếp hoặc được chế biến thành các loại mứt, nước hoa quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Chính vì thế, ngày nay dâu tây được trồng nhiều tại các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là Đà Lạt – nơi có nền khí hậu quanh năm mát mẻ.

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhân rộng ra thế giới vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Tại Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX mới bắt đầu trồng ở Đà Lạt. Dâu tây thuộc loại rễ chùm, thân thảo, ngắn, lá mọc gần nhau, các quả được treo trên thân mỏng nên nếu như không có kĩ thuật trồng khi ra quả, dâu sẽ dễ bị chạm xuống đất, ảnh hưởng đến sự tươi ngon của quả.  Dâu tây cũng dễ mắc các bệnh nấm và bị ảnh hưởng bởi sương muối. Vì thế nên trồng loại cây này cần có kĩ thuật cao.

Trồng dâu tây thủy canh khá đơn giản so với trồng trên đất, bởi nó hạn chế được tác động của các loại nấm và mầm bệnh từ đất, lại tránh được việc quả bị chạm xuống mặt đất gây héo hỏng.

Kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh Đà Lạt

Hiện nay, các trang trại lớn ở Đà Lạt trồng rất nhiều dâu tây theo phương pháp thủy canh, đảm bảo tiêu chuẩn sạch lại ít tốn công chăm sóc, năng suất cao. Trồng dâu tây thủy canh Đà Lạt phần lớn trồng trong nhà kính, mái che điều khiển tự động và dựng giàn nổi trên mặt đất, cao chừng 1 mét. Bạn có thể trồng dâu tây bằng các rọ nhựa thủy canh chứa giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Giá thể thủy canh xơ dừa có thành phần dinh dưỡng cao, có nhiều hợp chất hữu cơ tốt cho sự phát triển của cây lại thoáng khí giúp rễ cây dễ dàng hút các chất dinh dưỡng từ dung dịch thủy canh đi nuôi cây, giữ ẩm cho bộ rễ.

Hệ thống tưới được bơm bằng máy qua các ống nhựa tưới nhỏ giọt, được điều chỉnh lưu lượng từ hệ thống nguồn. Hệ thống thiết bị đo nhiệt độ, nồng độ dung dịch cũng như các bẫy sâu bọ cũng được trang bị đầy đủ. Theo đó, việc diệt trừ sâu bọ hoàn toàn sử dụng bằng phương pháp tự nhiên không dùng chất hóa học, đảm bảo mang đến nguồn rau quả sạch, an toàn.

Giống dâu tây thủy canh cũng được bà con nhập từ các quốc gia lớn có nền nông nghiệp phát triển như New Zealand. Để tăng năng suất, người nông dân xây dựng giàn theo các tầng, khi cây cần ít ánh sáng thì để cây ở tầng thấp, khi chúng lớn và phát triển cần nhiều ánh sáng sẽ chuyển lên để thu nhận tốt hơn nguồn ánh sáng tự nhiên.

Thu nhập cao từ trồng dâu tây thủy canh

Dâu tây thủy canh thường cho thu hoạch từ 80 tấn/ha với giá bán cao  mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Hiện nay không chỉ có ở Đà lạt, các vùng khác có khí hậu tương tự như Sa Pa, Mộc Châu, Ba Vì cũng đang đầu tư phát triển loại quả này.

Bạn cũng có thể trồng dâu tây thủy canh tại nhà để có nguồn trái ngọt thơm cho các bữa phụ trong gia đình.

Xem thêm Khám phá mô hình trồng rau thủy canh tại thành phố Đà Lạt

Hy vọng rằng những thông tin về trồng dâu tây thủy canh Đà Lạt trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho việc gieo trồng. Để được tư vấn chi tiết hơn và xây dựng hệ thống giàn trồng hiệu quả, tiên tiến, vui lòng kết nối với Lisado.

Main Menu