Măng tây phù hợp với loại đất nào? Cách cải tạo đất trồng măng tây

Măng tây phù hợp với loại đất nào? Cách cải tạo đất trồng măng tây

Trồng măng tây không quá đơn giản và nó có những yêu cầu nhất định về loại đất trồng cũng như nguồn nước, nhiệt độ… Vậy bạn có biết loại đất phù hợp trồng măng tây là loại nào? Cải tạo đất trồng măng tây ra sao? Cùng Lisado tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1. Đất phù hợp trồng măng tây

Măng tây phù hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp giàu hữu cơ, thoát nước tốt như đất cát đỏ, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan, đất pha cát với tỉ lệ cát chiếm 30% – 60%, đất đồi núi tơi xốp không có đá ngầm hoặc sạn sỏi quá lớn…

Măng tây phù hợp với loại đất nào? Cách cải tạo đất trồng măng tây

Cùng với đó, tất cả các loại đất trên phải luôn đảm bảo:

  • Tầng canh tác 50 –100 cm, đào 30cm mà thấy đất sét thì nên cải tạo đất
  • Không chứa đá ngầm, chất độc hại, kim loại nặng, không nhiễm Đioxin vì chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố.
  • Đất không trồng qua những cây hại đất như: cao su, thuốc lá,…
  • Vùng đất bằng phẳng không dốc quá 10% để dễ dàng tưới thấm qua rãnh và thoát nước tốt, sử dụng lâu dài 10 – 30 năm.
  • Thoát nước tốt, không bị ngập úng
  • Độ pH = 6.5 – 7.5
  • Độ ẩm đất khoảng 65 – 70%

Không trồng măng tây trên đất phèn, ngập úng,… Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm nông <50 cm dưới mặt đất tự nhiên thì phải tôn cao đáy liếp đất trồng cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm khoảng > 30 – 50 cm, tránh tình trạng rễ cây măng bị ngập úng, nhiễm phèn.

Quanh khu đất trồng măng nên trồng cây chắn gió, đào hệ thống mương rộng để chống gió, thoát nước vào mùa mưa và tránh triều cường gây ngập úng.

Măng tây là loại cây tương đối dễ trồng, trồng bằng rễ hoặc trồng bằng hạt giống măng tây đều được. Bạn có thể tham khảo bài viết: Cách trồng và chăm sóc măng tây đúng kỹ thuật mà Lisado đã chia sẻ để hiểu rõ hơn.

2. Cải tạo đất trồng măng tây

Khoảng 2 tháng trước khi trồng măng tây, tiến hành cày đất sâu 20 – 30cm, kết hợp làm cỏ và phun thuốc diệt mầm cỏ. Sau khi xử lý cỏ và vi sinh vật, bạn có thể cải tạo đất trồng măng theo các bước sau:

Bước 1: Rải vôi lên bề mặt đất, bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày 20-30 cm trộn đều với lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha tơi xốp. Nếu đất trồng là đất cát pha tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen.

Bước 2: Bón lót phân xanh cho đất ( gồm vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, rơm rạ, tro trấu,…), phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh trộn đều với lớp đất mặt. Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà bạn có thể bón lượng phân xanh phù hợp.

Măng tây phù hợp với loại đất nào? Cách cải tạo đất trồng măng tây

Bước 3: Xẻ rãnh thoát nước rộng 20-40 cm, sâu từ 20 – 60 cm

Bước 4:  Phủ một lớp đất dày 10-20 cm lên mặt luống. Bón thêm 1-2 tấn phân lân hoặc vôi khử phèn, có thể kết hợp cùng thuốc diệt cỏ phổ rộng, diệt côn trùng, diệt nấm. Sau đó bổ sung thêm một lớp cát san nền dày từ 10-20 cm rồi đảo trộn đều.

Bước 5: Bón thêm phân xanh, phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma, hoặc phân trùn quế, phân vi sinh. Sau đó, trộn đều phần phân bón này với lớp đất đã lên luống.

Mời bạn tham khảo: Cây giống măng tây xanh nhập khẩu giá tốt.

Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta đã có tầng đất canh tác tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh hữu ích để cung cấp dưỡng chất cho măng tây. Đừng quên đào rãnh thoát nước cho vườn trồng măng để vườn măng không bị ngập úng hay nhiễm phèn nhất là vào mùa mưa.

Sau khi đọc và tìm hiểu bài viết, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi măng tây phù hợp với loại đất nào?

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ là những gợi ý hữu ích bạn có thể tham khảo khi chọn vùng đất phù hợp trồng măng tây. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến thời điểm trồng măng tây phù hợp nữa nhé!

Còn bất cứ điều gì băn khoăn khi gieo trồng loại cây này, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết chia sẻ cùng chúng tôi để cùng nhau đưa ra phương án gieo trồng hiệu quả nhất.

Main Menu