Làm thế nào để xây dựng một hệ thống thủy canh tại nhà?

Làm thế nào để xây dựng một hệ thống thủy canh tại nhà?

Tự xây dựng một hệ thống thủy canh của riêng bạn khá đơn giản và thú vị nếu bạn thực hiện một cách khoa học theo đúng hướng dẫn. Kiểu hệ thống này hữu dụng nhất đối với những cây trồng ưa nước, có thể kể đến như rau diếp.

Các bước thực hiện

  1. Chọn loại hệ thống bạn muốn xây dựng. Một vài hệ thống cho bạn lựa chọn như:
  • Hệ thống thủy canh động: Đây là một lựa chọn ít tốm kém và dễ thực hiện. Cây trồng của bạn sẽ được trồng trong nước, bao bọc bởi xốp hay nhựa cứng. Môi trường nước sẽ được thêm các dưỡng chất để nuôi cây phát triển. Mỗi hệ thống chứa 5 ga long nước như vậy (gallon- ga long: đơn vị đo lường chất lỏng bằng 4, 54 lít ở Anh, 3, 78 lít ở Mỹ) và bạn có thể trồng từ 5-6 cây.

Làm thế nào để xây dựng một hệ thống thủy canh tại nhà?

  • Hệ thống thủy canh hồi lưu: Đây là một lựa chọn với chi phí ở tầm trung và khá khó thực hiện. Hệ thống này dựa trên lực hút đưa nước và chất dinh dưỡng vào khay cây trồng. Bạn có thể sử dụng bộ đếm thời gian và công tắc phao để kiểm soát mực nước. Với hệ thống này thì bạn có thể trồng nhiều cây cùng lúc.
  •  Hệ thống ngập và rút định kì: Đây là hệ thống với chi phí thấp và khá  dễ để thực hiện. Khay cây trồng được đặt phía trên một bể chứa và kết nối với bể chứa bằng một đường ống. Một chiếc máy bơm sẽ bơm nước và các chất dinh dưỡng đến cây trồng. Lượng dung dịch thừa được đưa trở lại bể chứa để sử dụng sau. Với hệ thống này, bạn có thể trồng một số lượng cây vừa phải, không nên trồng quá nhiều cây cùng một lúc.

2. Tập hợp tất cả các tài liệu bạn cần cho dự án này.

PHƯƠNG PHÁP 1: HỆ THỐNG THỦY CANH ĐỘNG

  1. Sử dụng một chiếc thùng, bể cá hay xô để làm bể chứa

Nếu bể chứa của bạn không chống lại được ánh sáng, bạn nên sơn nó màu đen (hoặc bọc nó bằng túi đựng rác màu đen và dày nếu bạn muốn tái sử dụng bể chứa đó).

Sử dụng một chiếc thùng, bể cá hay xô để làm bể chứa

Giàn trồng rau thủy canh tại nhà phổ biến

  • Để ánh sáng chiếu vào bể chứa sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo, chúng sẽ ngăn cản và phá vỡ sự phát triển của các cây trồng khác do hấp thụ hết oxy và các chất dinh dưỡng.
  • Tốt nhất nên sử dụng bể chứa có chiều dài và chiều rộng cùng kích thước từ trên xuống dưới (ví dụ: phía trên mặt là 36”x20” và dưới đáy cũng là 36” x 20”).
  1. Sử dụng bể chứa

Nếu bể chứa vẫn có ánh sáng lọt qua, tốt nhất bạn nên áp dụng cách phun sơn đen. Sau đó để khô. Trước khi sơn, hãy đặt một dải băng theo chiều dọc từ mép trên xuống phía dưới. Khi sơn đã khô, tháo dải băng đó ra và khoảng trống không được sơn màu sẽ giúp bạn biết được mực nước trong bể chứa.

Làm thế nào để xây dựng một hệ thống thủy canh tại nhà?

Việc tạo đường trống không sơn màu này sẽ không cần thiết nếu bạn có thể xác định lượng nước trong bể đơn giản bằng cách chú ý mức độ phao (xốp) đã chìm.

Tạo đường trống không sơn màu sẽ giúp bạn xác định mức dung dịch dinh dưỡng một cách chính xác và thuận tiện hơn.

  1. Sử dụng thước đo để đo chiều dài và chiều rộng của bể chứa

Đo từ đầu này sang đầu bên kia phía bên trong bể chứa. Khi đã có được kích thước, hãy cắt miếng phao nhỏ hơn kích thước của bể chứa 1/4” (inch).

Làm thế nào để xây dựng một hệ thống thủy canh tại nhà?

  • Ví dụ, nếu kích thước chiều dài là 36” và chiều rộng là 20”, bạn nên cắt miếng phao có kích thước 35 ¾” x 19 ¾” (35.75” x 19.75”).
  • Tấm phao nên được cắt chỉnh chuẩn và đẹp, chỉ để 1 khoảng trống vừa đủ để bạn có thể xác định được sự thay đổi của mực nước.
  • Nếu bể chứa có kích thước nhỏ dần về phía dưới đáy (kích thước phần đáy nhỏ hơn phần trên mặt), tấm phao (xốp) nên nhỏ hơn bể chứa từ 2-4” (hoặc có thể nhỏ hơn nếu cần).
  1. Đừng đặt tấm phao vào trong bể chứa ngay

Trước tiên, bạn cần phải đục lỗ tấm phao để đặt những chiếc chậu dạng lưới vào. Đặt những chiếc chậu đó lên tấm phao theo những vị trí bạn muốn đặt cây trồng.

Đừng đặt tấm phao vào trong bể chứa ngay

  • Dùng bút, hoặc bút chì, vẽ đường xung quanh đáy chậu. Sử dụng một dụng cụ sắc như dao hoặc máy cắt hộp để khoét lỗ cho chậu theo đường đã vẽ sẵn.
  • Ở một đầu của tấm phao (bất kì đầu nào), hãy đục một lỗ nhỏ để đưa đường dẫn không khí vào trong bể chứa
  1. Số lượng cây bạn trồng phụ thuộc vào kích cỡ bể chứa và loại cây bạn muốn trồng.

Hãy nhớ rằng phải đặt các cây sao cho khoảng cách giữa chúng thích hợp để mỗi một cây đều nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp.

Số lượng cây bạn trồng phụ thuộc vào kích cỡ bể chứa và loại cây bạn muốn trồng.

  1. Máy bơm bạn chọn phải đủ khỏe để cung cấp đủ oxi duy trì sự sống cho cây trồng

Hãy yêu cầu cửa hàng bán dụng cụ thủy canh tư vấn giúp bạn chọn máy. Cho họ biết kích thước bể chứa của bạn ( 2, 5, 10 galong, v.v..) họ sẽ có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.

Máy bơm bạn chọn phải đủ khỏe để cung cấp đủ oxi duy trì sự sống cho cây trồng

  1. Nối 1 đầu ống dẫn không khí với máy bơm và gắn đá không khí vào đầu còn lại

Ống dẫn này phải đủ dài từ máy bơm đến đáy của bể chứa hoặc ít nhất phải nổi lơ lửng ở giữa bể để các bọt khí oxi có thể tới tận rễ cây. Kích cỡ của máy bơm bạn chọn cũng phải phù hợp. Hầu hết các máy bơm thủy canh sẽ đi liền với đường ống dẫn không khí có kích thước tương ứng.

Nối 1 đầu ống dẫn không khí với máy bơm và gắn đá không khí vào đầu còn lại

  • Để ước lượng chuẩn xác nhất, hãy sử dụng bình/chai 1 galong hay bất kì bể chứa nào với dung tích chứa đã được xác định và đổ dung dịch vào bể chứa đó. Hãy nhớ đong xem tốn bao nhiêu dung dịch để đổ đầy bể chứa, từ đó bạn sẽ biết được sức chứa của bể.
  1. Thiết lập hệ thống thủy canh
  • Đổ đầy bể chứa với dung dịch dinh dưỡng.
  • Đặt tấm phao nổi vào bể chứa
  • Luồn ống dẫn không khí qua lỗ nhỏ đã được đục sẵn
  • Cho các chất nền vào trong các chậu và trồng mỗi cây vào trong một chậu
  • Đặt các chậu này vào trong lỗ hổng đã được đục sẵn trên tấm phao
  • Khởi động máy bơm và bắt đầu nuôi trồng cây với hệ thống thủy canh đầy đủ chức năng được tự chế tại nhà của bạn.

Thiết lập hệ thống thủy canh

PHƯƠNG PHÁP 2: HỆ THỐNG HỒI LƯU

  1. Đặt 6 chiếc chậu trên một bề mặt ổn định. Hãy chắc rằng bề mặt này không bị nghiêng, tránh hệ thống bị mắc lỗi hay hoạt động không bình thường
  2. Kết nối chúng bằng các phụ kiện và ống nhựa thủy canh. Nếu bể chứa bạn sử dụng được thiết kế cho một hệ thống hồi lưu, bể chứa đó nên được tự động bật và tắt nguồn khi mực nước trong bể thay đổi. Do đó, hệ thống này an toàn và hiệu quả hơn hệ thồng ngập/rút được sử dụng trong phương pháp ngập và rút định kì
  3. Đặt cây trồng vào các chậu nhỏ. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường.

PHƯƠNG PHÁP 3: NGẬP VÀ RÚT ĐỊNH KÌ

  1. Chọn 1 vị trí để đặt bể chứa của bạn. Đặt khay phía trên bể chứa. Nếu chúng không khít nhau, hãy thiết lập một hệ thống hỗ trợ chúng nằm tại vị trí đó.
  2. Lắp đặt hệ thống ngập/rút trong khay. Kết nối các ống dẫn với máy bơm và đặt máy bơm bên trong bể chứa. Kiểm tra kĩ xem lượng dung dịch thừa tràn ra có được chảy vào bể chứa không, tránh trường hợp bị tràn ra xung quanh.
  3. Kết nối bộ đếm thời gian bơm
  4. Đặt các cây trồng và chậu của chúng vào trong khay trồng

Tham khảo thêm các mẫu giàn thủy canh lắp ghép tại nhà

[ux_products cat=”113″]
Mua gian-Top
Mua giàn thủy canh online

Main Menu