Các yếu tố cần thiết để rau trồng thủy canh phát triển tốt nhất

Các yếu tố cần thiết để rau trồng thủy canh phát triển tốt nhất

Lisado Việt Nam chia sẻ với bạn những yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của cây thủy canh bao gồm: dung dịch dinh dưỡng, độ pH và ánh sáng.

1. Giá thể trồng thủy canh

Giá thể thủy canh được sử dụng với mục đích là để giữ cân bằng cho cây trong ống thủy canh. Trong một số mô hình thủy canh hồi lưu, giá thể còn có tác dụng là nơi giữ độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Giá thể trồng thủy canh là yếu tố rất quan trọng để cây phát triển tốt

Giá thể trồng rau thủy canh lý tưởng phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
  • Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
  • Thấm nước dễ dàng.
  • Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
  • Nhẹ, rẻ và thông dụng.

2. Dung dịch dinh dưỡng

Dung dịch thủy canh được chạy trong các ống thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho bộ rễ của cây.

Dinh dưỡng thủy canh cần phải có nồng độ PPM thích hợp, và độ PH tạo môi trường tốt cho cây lớn và phát triển. Đối với mỗi loại cây khác nhau và từng giai đoạn khác nhau sẽ có một khoảng nồng độ thích hợp. Nếu nồng độ quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm cây chậm phát triển.

Dung dịch dinh dưỡng cần đảm bảo nhiều yếu tố để cây phát triển tốt nhất

Giàn trồng rau thủy canh tại nhà phổ biến

Ngoài ra, dung dịch dinh dưỡng thủy canh còn phải đáp ứng 1 số tiêu chí sau:

  • An toàn: Yếu tố an toàn luôn được đề cao trong mỗi sản phẩm có liên quan tới thực phẩm. Các sản phẩm dung dịch thuỷ canh được công bố rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần luôn là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
  • Uy tín: Lựa chọn một đơn vị sản xuất uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ canh cũng là một tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm tốt.
  • Thành phần phân bón: Thành phần phân bón ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của dung dịch thuỷ canh và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây. Các chất được nhập khẩu từ nước ngoài có độ tinh khiết cao hơn đo đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và năng suất của cây.
  • Đậm đặc: Yếu tố này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí mua hàng. Các dung dịch thuỷ canh thông thường có thể pha loãng 1 cặp dung dịch A – B pha loãng được từ 150 – 200 lít nước.

Nên đo nồng độ các chất dinh dưỡng thường xuyên, khoảng 7 đến 10 ngày bạn tiến hành đo lại dung dịch một lần. Nếu quá loãng hoặc quá đặc thì nên xử lý thêm để đạt được đến nồng độ tốt nhất.

3. Ánh sáng và không khí

Mặc dù vốn là phương pháp được áp dung thay thế việc trồng bằng đất như truyền trống, nhưng phương pháp này cũng không thể bỏ qua những yếu tố vốn khách quan của môi trường tự nhiên là ánh sáng và không khí.

Ánh sáng luôn có những tác động khác nhau đến cây thủy canh

Ánh sáng luôn có những tác động khác nhau đến cây thủy canh để việc nảy mầm của các loại hạt, nhất là đối với rau thủy canh. Trong đó, có một số loại hạt sẽ nảy mầm trong điều kiện không cần ánh sáng.

Đối với hạt nảy mầm không cần ánh sáng: nên chú ý nếu bạn đưa hạt ra ngoài ánh sáng sẽ làm ức chế sự nảy mầm của hạt và hạt sẽ không thể nảy mầm được. Đa phần, khi hạt đã nảy mầm và lên cây con tầm 1-2 lá nhỏ là bạn có thể đưa ra ánh sáng để kích thích quá trình quang hợp ở cây thủy canh.

Đối với hạt nảy mầm trong điều kiện có ánh sáng: bộ rễ sẽ chịu tác động một phần nào đó từ ánh sáng. Các loại cây ưa sáng sẽ có rễ phát triển hơn rễ của những loại cây ưa bóng tối, như vậy rễ có thể phát triển mạnh hơn, hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn.

Hạt giống rau thủy canh nảy mầm cần nhiều ánh sáng hơn

Cây thủy canh cần bao nhiêu lượng ánh sáng là đủ?

Mỗi loại cây thủy canh sẽ có cường độ ánh sáng khác nhau sao cho phù hợp với sự phát triển. Cũng từ đó thời gian chiếu sáng đối với mỗi loại cây sẽ quyết định phần nào đến quá trình ra hoa và kết trái.

  • Các loại rau trồng cần ít ánh sáng như xà lách, diếp cá, rau kale, rau đay,… bạn nên tránh ánh sáng trực tiếp, lượng ánh sáng một ngày chỉ khoảng 3-4 giờ đồng hồ.
  • Cây rau trồng ưa ánh sáng trung bình như bí xanh, mướp đắng, cà chua cần không gian thoáng đãng, lượng ánh sáng chỉ cần khoảng 4-6 giờ đồng hồ mỗi ngày cho sự phát triển.
  • Cây trồng ưa ánh sáng trực tiếp như cải cúc, rau dền, mồng tơi, mướp, rau muống, ớt, đậu đũa, đậu ván và một số rau gia vị như tỏi, tía tố, thì là, húng chanh thường có mùa vụ chính vào mùa hè nên cần rất nhiều ánh sáng cho quá trình phát triển, thời gian chiếu sáng cho một ngày từ 6-8 giờ đồng hồ.

4. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ dung dịch thủy canh

Nhiệt độ của dinh dưỡng thủy canh sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây do rễ cây sẽ lấy dinh dưỡng bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Các loại rau trồng sẽ có các ngưỡng nhiệt độ khác nhau.

Khi nhiệt độ dung dịch vượt qua các ngưỡng cho phép, các mô trong rễ cây sẽ không thể hoạt động. Ngưỡng nhiệt độ dung dịch thủy canh cho hầu hết các loại rau cơ bản hiện tại là 18 – 25 độ.

Nhiệt độ môi trường trồng rau thủy canh

Nhiệt độ cũng nên được giữ ổn định, không nên có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, oi bức.

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của rau thủy canh

Nếu trồng rau thủy canh trong nhà màng thì thông thường nhiệt độ trong nhà màng sẽ chênh lệch khoảng 2 độ so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Nhiệt độ nhà màng khi lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến độ thoát nước của cây và làm cho lá cây bị héo nhanh chóng. Đối với những loại rau thủy canh cơ bản như xà lách thì nhiệt độ môi trường nên để trong khoảng từ 15 – 25 độ.

Phương pháp thủy canh có thể nói mang lại khá nhiều lợi ịch cho người trồng. Năng suất có thể tăng từ 30-50% so với phương pháp truyền thống. Không sử dụng đất, bạn không cần phải chăm sóc và làm vườn cũng như xử lý đất trồng trước khi trồng.

Đặc biệt phương pháp không gây ra mầm bệnh hoặc sâu bệnh phá hoại cho cây, không làm lãng phí các chất dinh dưỡng và nước tưới. Hãy liên hệ với Lisado để được tư vấn trồng rau thủy canh tại nhà tốt nhất nhé.

Main Menu