Nguyên nhân dưa lưới bị nứt trái và cách khắc phục

Nguyên nhân dưa lưới bị nứt trái và cách khắc phục

Dưa lưới là loại trái cây thơm ngon và rất được yêu thích ở Việt Nam. Vì vậy mà nó mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên trồng cây dưa lưới đòi hỏi nhiều kỹ thuật, cây trồng đến khi đậu quả còn có thể gặp những vấn đề như dưa lưới bị nứt trái, thối quả.

Dưa lưới bị nứt trái là vấn đề không hề nhỏ, nó sẽ làm cho trái dưa phải bán với giá thấp hơn vì không đảm bảo chất lượng.

Vì vậy mà với người nông dân đã chăm sóc cây trồng cả mùa vụ chờ đến thời điểm thu hoạch, đây là điều rất đáng tiếc khi chất lượng của quả dưa bị kém đi và gây thiệt hại về mặt kinh tế. Vậy nguyên nhân dưa lưới bị nứt trái là gì?

1. Nguyên nhân quả dưa lưới bị nứt trái

Theo nhiều chuyên gia về nông nghiệp, quả dưa lưới bị nứt trái có nhiều nguyên nhân, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

Quả dưa lưới khi đang trong thời kỳ phát triển, phần ruột dưa phát triển nhanh quá nhanh so với phần vỏ dưa nên dẫn tới hiện tượng nứt vỏ.

Hiện tượng nứt vỏ thường gặp khi quả dưa lưới vẫn còn non và đang trong thời kỳ lớn nhanh, quả dư nước nên rất nặng. Vỏ quả dưa mỏng và mềm nên rất dễ bị nứt.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng phân tích một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dưa lưới bị nứt trái.

Nguyên nhân thời tiết

Dưa lưới là loại cây ưa nắng, nắng nhiều sẽ làm cho trái dưa thêm ngọt, tuy nhiên nếu như thời tiết nắng hạn lâu ngày, quả có thể bị nứt vỏ.

Dưa lưới là loại quả ưa nắng

Đó là do quả đang lớn nhanh, tuy nhiên sau thời gian nắng hạn, những cơn mưa và độ ẩm cao có thể khiến quả hút nước mạnh và gây nên hiện tượng phần ruột phát triển nhanh hơn phần vỏ, phần vỏ sẽ bị nứt ra.

Thế nên, nếu như trong thời kỳ vườn dưa lưới của bạn đang kết trái, thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm cao sẽ dễ gây nên vỏ dưa lưới bị nứt và là điều kiện tốt để vi khuẩn, nấm phát triển xâm nhập làm hỏng trái dưa.

Nguyên nhân dinh dưỡng

Phân bón rất cần thiết trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây dưa lưới, đặc biệt trong thời kỳ kết trái, lúc này, cây cần được một lượng chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để phát triển quả tốt nhất.

Vì vậy mà yêu cầu phân bón cho cây dưa lưới lúc này cũng cần chú trọng nhiều hơn. Việc dưa lưới bị nứt trái có thể xuất phát từ việc cây trồng bị bón phân không cân đối, thiếu hụt canxi và thừa đạm.

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng, bạn nên biết rằng canxi giúp hình thành hợp chất trên màng tế bào, mô cơ quan trên cây dưa và tạo điều kiện giúp cho cây dưa lưới phát triển tốt. Vì vậy canxi là thành phần dinh dưỡng giúp cho vỏ quả dưa trở nên cứng cáp hơn.

Thế nên, dưa lưới bị nứt trái có thể là do bị thiếu canxi, hoặc dư thừa chất dinh dưỡng như đạm, kali khiến cho quả dưa phát triển nhanh, mọng nước mà vỏ dưa lại không đủ cứng cáp và lớn nhanh.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia trồng dưa lưới còn cho rằng điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của quả dưa lưới. Trái dưa lưới có thể bị nứt vỏ nếu gặp thời tiết nắng mưa thất thường, đặc biệt là khi trời quá nóng nắng, vỏ dưa sẽ bị nứt ra.

Nứt trái do bệnh thán thư trên cây dưa lưới

Nếu như vỏ trái dưa lưới bị nứt vỏ mà ở vết nứt xuất hiện vết bệnh màu nâu hoặc thâm đen hình đốm tròn, rất có thể cây dưa lưới của bạn đã bị mắc bệnh thán thư.

Bệnh thán thư tấn công trực tiếp cây trồng ở thời kỳ kết trái, nhất là khi thời tiết nắng mưa thất thường, quả dưa lưới có thể xuất hiện những đốm nâu nhỏ, sau đó vết bệnh bị nứt ra, quả bị thối và rơi rụng xuống.

2. Biện pháp phòng tránh và cách khắc phục dưa lưới bị nứt trái

Dưa lưới bị nứt trái có thể khiến cho vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập và nhanh thối quả, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả và năng suất thu hoạch của người nông dân.

Thế nên ngay khi phát hiện trái bị nứt vỏ, bạn cần phải khắc phục như bón thêm phân bón cung cấp lượng canxi cho cây trồng để cây hấp thụ và vỏ quả cứng cáp hơn. Bạn nên điều chỉnh cân đối giữa các loại phân, giảm bớt phân đạm cho cây.

Ngoài ra, để tránh cho cây gặp phải những vấn đề bị nứt vỏ hoặc thối quả, bạn nên phòng trừ bằng những biện pháp sau:

+ Xử lý đất và giá thể trước khi trồng cây dưa lưới, đảm bảo cho cây trồng có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, hạn chế nguồn bệnh tồn đọng trong đất hoặc nguồn nước. Mặt luống nên trải bạt, phủ màng nilon để giữ ẩm cũng như hạn chế lây lan bệnh cho cây.

+ Hạt giống tốt sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và có khả năng chống chọi tốt, vì vậy hãy tìm hiểu và lựa chọn loại hạt giống dưa lưới khỏe, sạch và đề kháng tốt.

+ Cây dưa lưới nên được trồng trong nhà lưới để dễ dàng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa thất thường ở Việt Nam.

+ Thời điểm ra quả là thời điểm quan trọng nhất, vì vậy bạn cần phải lưu ý sử dụng phân bón cho cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn và đảm bảo chất lượng.

Bài viết trên đã phân tích kỹ từng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dưa lưới bị nứt trái, cùng với đó là cách phòng trừ hiệu quả để dưa lưới thu hoạch với chất lượng tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trồng dưa lưới hiệu quả và năng suất hơn.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Main Menu