Cách trồng và chăm sóc hoa lan theo phương pháp thủy canh

Cách trồng và chăm sóc hoa lan theo phương pháp thủy canh

Bạn là “tín đồ” của những chậu lan xinh đẹp và cao sang? Thế nhưng bạn lại không có điều kiện để làm một khu vườn rộng rãi dưới đất nhằm thỏa mãn niềm đam mê này? Đừng lo, Lisado.vn gợi ý cho bạn giải pháp, đó là cách trồng và chăm sóc hoa lan thủy canh – một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Cách trồng và chăm sóc hoa lan theo phương pháp thủy canh

Với phương pháp này bạn có thể tận dụng khu vực ban công, sân thượng hay khoảng trống trước sân nhà để trồng lan mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trồng lan thủy canh có gì nổi bật so với cách truyền thống?

Lan được xem là một loại cây hoa quý, không chỉ tạo nét đẹp sang trọng cho không gian mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng loại hoa này cũng được đánh giá là khá khó trồng và chăm sóc. Theo cách truyền thống, lan thường được trồng trên các chất hữu cơ và được phun 2 loại phân bón (một loại nhằm thúc đẩy sử tăng trưởng dinh dưỡng, một loại để cảm ứng sự ra hoa). Với cách này, nếu không biết cách trồng, hoa lan thường ra không đều, chất dinh dưỡng bị dư thừa và tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan theo phương pháp thủy canh

Giàn trồng rau thủy canh tại nhà phổ biến

Và để giải quyết các vấn đề này, trồng lan thủy canh chính là phương án mang lại nhiều ưu điểm. Trồng lan thủy canh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, không cần tưới nước thường xuyên nên khu vực trồng lan luôn khô sạch. Hơn nữa, cách trồng lan thủy canh còn khắc phục được tình trạng rễ bị hỏng mà các phương pháp khác đang phải đối mặt. Điều này mang lại lợi nhuận cao trong việc sản xuất hoa lan, chất lượng và số lượng sẽ được tăng lên đáng kể.

Vậy, trồng lan thủy canh được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị dụng cụ

Để trồng lan theo phương pháp thủy canh, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, giống hoa lan và một số dinh dưỡng cần thiết.

Thiết kế vườn lan: Nếu trồng lan thủy canh với mục đích kinh doanh thì nên thiết kế khung giàn nhằm đảm bảo độ bền, chắc chắn. Giàn che nên dùng lưới màu đen hoặc màu xám. Còn trong trường hợp trồng lan để chơi trên sân thượng, mái hiên thì nên đặt cùng các loại cây cảnh khác nhằm giảm bớt sự khô nóng của kết cấu mái tôn, bê tông xung quanh.

trồng lan thủy canh được thực hiện như thế nào?

Giá thể: Có thể dùng các loại giá thể để trồng lan như than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ đậu phộng.

Rọ thủy canh: Nên chọn những loại rọ có kích thước phù hợp với cây lan bạn định trồng.

Dung dịch thủy canh: Chọn loại dinh dưỡng phù hợp cho cây lan, tỷ lệ pha nước thì làm theo hướng dẫn đã được ghi sẵn trên vỏ hộp.

Bút PH, bút đo PPM nhằm đảm bảo xác định đúng nồng độ dinh dưỡng phù hợp cho cây.

Giống hoa lan: Nếu trồng lan để kinh doanh nên chọn các giống: Dendrobium, MoNaKa, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda… đây đều là các loài hoa đẹp, khỏe, cho ra hoa liên tục. Còn trồng lan để giải trí thì loài Vũ nữ, Dendrobium, Hồ điệp rất phù hợp, vì những loài này rất dễ trong quá trình chăm sóc hoa.

Sau khi chuẩn bị vật dụng, giá thể và giống lan, chúng ta tiến hành trồng lan thủy canh.

Hướng dẫn cách trồng lan thủy canh

  • Cho một lớp than hoặc xốp vào dưới đáy hộp nhằm đảm bảo độ thoáng khí cho cây.
  • Sau đó lấy lớp than đã được đập nhỏ rửa sạch đặt vào chậu với độ cao khoảng nửa chậu.
  • Tiếp đó là cho cây lan vào và trải thêm một lớp vỏ dừa đã được cắt thành các miếng lớn nhằm giữ ẩm cho cây. Lưu ý: Vỏ dừa phải được ngâm trong khoảng 24 giờ và đã xả sạch các độc tố.
  • Đưa cây lên hệ thống thủy canh để cây được chăm sóc với dung dịch thủy canh, cung cấp dưỡng chất để cây phát triển

trồng lan thủy canh được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật chăm sóc hoa lan thủy canh

Khi chăm sóc hoa lan thủy canh thì ánh sáng, độ ẩm, nước tưới và dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng nhất.

  • Ánh sáng: Hoa lan không chịu được ánh sáng mạnh, do vậy nên làm giàn lưới để che bớt ánh sáng. Mức độ ánh sáng tốt nhất là khoảng từ 65-70%.
  • Nước tưới: Sau khi trồng lan xong nên tưới nước luôn và duy trì 2 lần/ngày. Không nên tưới quá nhiều nước, mỗi lần tưới chỉ cần độ ẩm vừa đủ. Thời gian tưới tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát
  • Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Nồng độ và liều lượng dinh dưỡng cho lan tùy thuộc mỗi thời kỳ phát triển.

Với những hướng dẫn mà chúng tôi gợi ý ở trên, có thể thấy trồng lan thủy canh khá đơn giản phải không nào? Nếu bạn là một người yêu thích loài hoa lan, say mê kỹ thuật trồng cây cảnh thủy canh thì hãy thực hiện phương pháp này ngay tại nhà nhé!

Xem thêm:

Main Menu