Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Áp dụng mô hình tưới phun mưa cho diện tích trồng đậu phộng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bà con nông dân: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nước và phân bón, năng suất thu hoạch tăng cao.

Thời vụ trồng đậu phộng bằng phương pháp tưới phun mưa

Thời vụ trồng ở từng vùng miền sẽ có sự chênh lệch đôi chút do sự khác biệt về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.

Các tỉnh trung du và Đồng bằng Bắc Bộ:

  • Vụ xuân: Bắt đầu gieo hạt lạc từ tháng 2 đến hết 10/3
  • Vụ hè thu: gieo hạt lạc trong tháng 7 và tháng 8
  • Vụ thu đông: bắt đầu gieo hạt lạc từ cuối tháng 8 -9

Các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh:

  • Vụ xuân: gieo hạt từ cuối tháng 1 đến hết tháng 2
  • Vụ hè thu: gieo hạt trong tháng 6
  • Vụ thu đông: gieo hạt từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế:

  • Vụ xuân: Gieo hạt từ đầu đến cuối tháng 1.
  • Vụ hè thu: gieo hạt đậu phộng trong tháng 5-6
  • Vụ thu đông: Gieo hạt từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8

Trồng đậu phộng bằng phương pháp tưới phun mưa bạn cần chọn lạc giống có độ già vừa phải, không quá già cùng không quá non, không có dấu hiệu sâu bệnh, nứt vỡ. Đem hạt ngâm với nước ấm 40 độ trong nửa ngày, ủ với vải ấm cho đến khi hạt nứt vỏ nảy mầm rồi đem gieo ngoài ruộng. Nên đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua được hạt lạc giống tốt nhất.

Tốt nhất nên chọn loại đất có độ tơi xốp và độ ẩm cao, độ pH từ 5,5 – 6,5 và khả năng thoát nước tốt như đất pha cát, đất thịt nhẹ…

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Khoảng cách trồng cây đậu phộng theo phương pháp tưới phun mưa

Khoảng cách luống: Các luống đậu phộng thường rộng từ 1 – 1.5m, luống được san bằng phẳng, làm đất tơi xốp, xẻ thành từng rãnh để trồng lạc. Luống trồng lạc đảm bảo cao khoảng 20 – 25cm, khoảng cách luống từ 25 đến 35cm.

Khoảng cách cây: Tùy mỗi vùng miền hoặc từng hộ trồng thì khoảng cách giữa các cây/ khóm đậu phộng có sự khác nhau. Cần đảm bảo mật độ trung bình từ 33 -35 cây/m2, mỗi hàng cách nhau từ 25-28cm, nếu gieo mỗi hạt một hốc thì khoảng cách các cây với nhau cần đảm bảo từ 10 -12cm; nếu gieo 2 hạt một hộc cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 15-17cm.

Khoảng cách lối đi: Với cây đậu phộng, luống thường to nhưng khoảng cách lối đi bạn không cần làm quá rộng, đủ để đi lại là được. Ước chừng rộng 25 đến 35 cm là được.

Khoảng cách bố trí hệ thống tưới phun mưa: Béc tưới phun mưa có nhiều loại như béc xoay 90 độ, béc tưới xoay 360 độ tạo thành 1 vòng tròn hoặc béc tưới 180 độ chỉ tưới về 1 phía. Có các loại béc tưới 2 tia, 4 tia, 8 tia… lưu lượng nước/h từ 2, 4, 6. 8 lít. tùy theo cây trồng mà bạn có thể chọn các loại béc tưới cho phù hợp. Thường thì mỗi đầu béc tưới sẽ được gắn trên cọc cắm độ cao ước chừng từ 1.5 – 2m. Với cây đậu phộng thì bạn có thể lựa chọn các béc tưới phun mưa có bán kính từ 3 – 4 m, xoay 360 độ, lưu lượng nước khoảng 4 lít/h, khoảng cách bố trí các béc tưới đều nhau để đảm bảo mọi diện tích đậu phộng đều được cung cấp đủ nước tưới.

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Độ ẩm và lưu lượng nước tưới cây đậu phộng theo giai đoạn

Lúc ươm: Lúc mới ươm, gieo hạt thì người trồng cần thường xuyên tưới nước cho lạc, tốt nhất 1 ngày/ lần, cần đảm bảo độ ẩm của đất trong 20 ngày đầu tiên kể từ lúc gieo hạt luôn đảm bảo đạt 70 – 75 %. Việc này sẽ giúp hạt lạc giống nảy mầm nhanh, khỏe.

Lúc cây con: Trung bình 2 – 3 ngày tiến hành tưới đậu phộng/lần, độ ẩm của đất đạt trung bình 60 – 65%.

Lúc cây trưởng thành: Trong giai đoạn ra hoa và tạo quả (sau khi hoa nở rộ 30 ngày) thì người trồng cũng cần cung cấp nước tưới đầy đủ, khoảng 2 ngày tưới 1 lần để cây có thể cho năng suất cao nhất.

Lúc sắp thu hoạch: Bạn nên dừng tưới nước cho lạc trước nửa tháng thu hoạch, điều này sẽ làm đất khô ráo, tơi xốp, khi cuốc xới, nhổ cây lạc sẽ dễ dàng và sạch sẽ, không bị dính đất.

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Ưu điểm của tưới phun mưa cho cây đậu phộng

Phương pháp tưới phun mưa cho cây đậu phộng mang đến nhiều ưu điểm cho bà con nông dân:

Tiết kiệm nước, phân bón: Nước tưới được phun dạng mưa li ti, không tốn nhiều nước như phương pháp tưới rãnh, ước tính tiết kiệm từ 30 – 40% lượng nước. Người nông dân có thể điều chỉnh lưu lượng nước sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, tránh tình trạng thừa, thiếu nước… Hệ thống tưới phun mưa dễ dàng kết hợp phun thuốc trừ sâu, phân bón, tiết kiệm rất nhiều thời gian, sức lao động của người trồng

Phù hợp với nhiều địa hình: Dù diện tích trồng của bạn ở đồng bằng hay trung du, ruộng bậc thang, dốc thì mô hình tưới phun mưa cho đậu phộng vẫn dễ dàng lắp đặt thuận tiện. Giờ đây bà con nông dân không cần vất vả tưới nước cho đậu phộng nữa, tất cả thực hiện qua các thao tác đơn giản như cắm máy bơm, mở van xả nước, nước sẽ thông qua các ống tưới truyền đến đầu phun mưa, cung cấp nước cho cây trồng.

Tăng năng suất: Đây có thể coi là ưu điểm tuyệt vời nhất của phương pháp trồng và chăm sóc đậu phộng bằng phương pháp tưới phun mưa. Việc áp dụng tưới phun mưa giúp cây đậu phộng luôn được cung cấp nước kịp thời, độ ẩm trong đất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây. Do vậy năng suất thu hoạch thường cao gấp 1.3 – 1.5 lần so với mô hình trồng đậu phộng truyền thống trước đây.

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Thời gian thu hoạch cây đậu phộng

Khi thấy lá cây đậu phộng bắt đầu trở màu vàng ở gốc và phần giữa cây thì bạn tiến hành nhổ thử 2 – 3 khóm lạc. Nếu thấy 2/3 số củ lạc đã già thì bạn tiến hành thu hoạch. Để thuận tiện, bạn nên chọn thu hoạch lạc vào những ngày khô ráo. Sau khi thu bạn tách củ ra khỏi rễ luôn, đem rửa với nước để củ lạc được sạch hơn. Khâu cuối cùng là đem lạc đi phơi nắng, kiểm tra bằng máy đo độ ẩm dưới 10% là được, bạn có thể đem cất trữ, bảo quản lâu dài.

Cách trồng và chăm sóc đậu phộng (lạc) theo phương pháp tưới phun mưa

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cà tím theo phương pháp tưới nhỏ giọt

ĐK khảo sát dự án tưới
Tư vấn, báo giá hệ thống tưới nông nghiệp

Main Menu